Skip to main content
11/01/2022

KPI là gì, vai trò và cách xây dựng KPI hiệu quả

Kiến Thức Văn Phòng

KPI là công cụ đo lường không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Bởi đây chính là chỉ số đánh giá kết quả công việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu cụ thể.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn KPI là gì, vai trò của KPI cũng như các bước để xây dựng chiến lược KPI hiệu quả, mời các bạn cùng theo dõi với Vuiapp.vn.

KPI là gì?

KPI là viết tắt của Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Đây là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân

Vì sao cần phải xây dựng KPI?

Xây dựng KPI được các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng với nhiều cấp độ khác nhau. Đây là hình thức quản lý vô cùng quan trọng quyết định đến khả năng vận hành của một đơn vị.

KPI giúp theo dõi hiệu suất làm việc

KPI chính là cụm từ viết tắt của Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Chúng chuyên đo lường, theo dõi hiệu suất làm việc thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng. Nhờ đó, phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức, bộ phận chức năng hoặc cá nhân.

KPI giúp theo dõi hiệu suất làm việc chi tiết, đầy đủ

Ngoài ra, file KPI mẫu giúp người lao động thực hiện đúng trách nhiệm trong bản mô tả. Điều này còn góp phần giúp nhà quản lý đánh giá minh bạch, rõ ràng, hiệu quả và công bằng.

Khi xây dựng KPI cho công nhân, nhà quản lý luôn hướng đến các tiêu chí SMART như:

  • Specific – S: Cụ thể.
  • Measurable – M: Đo lường.
  • Archives Bele – A: Mục tiêu.
  • Realistics – R: Thực tế.
  • Timboud: Thời hạn.

Các tiêu chí kể trên không bắt buộc nhưng nếu áp dụng tốt sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Hơn hết, quá trình quản lý cũng bớt đi khó khăn, bất cập và rườm rà.

Hướng tới mục tiêu quan trọng

Mẫu KPI cho nhân viên thiết kế giúp mỗi cá nhân biết mình phải tập trung vào điều gì. Đồng thời, một đội nhóm có thể làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường được.

Căn cứ vào KPI giúp nhân viên tập trung vào một mục tiêu nhất định

Từ chỉ tiêu đó các vấn đề nhanh chóng trở nên cụ thể, rõ ràng và ít kiến nghị, bất đồng. Tất cả nhằm hướng tới sự thành công, hoàn thành công việc trong thời gian sớm nhất.

Vai trò của việc đánh giá KPI là gì?

Nếu là một người mới bạn khó có thể biết được vai trò khi đánh giá KPI là gì. Thực tế, việc này đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:

Kết nối các phòng ban với nhau

Trên thực tế, mỗi phòng ban chỉ tập trung vào một nhiệm vụ nhất định. Vì thế, các nhà quản lý thường gặp khó khăn trong việc kết nối, tập hợp các yếu tố lại với nhau.

KPI giúp kết nối các phòng ban với nhau

Tuy nhiên, khi xây dựng KPI sẽ tập trung vào các chỉ số chính, nhấn mạnh vào hiệu quả kinh doanh. Nhờ đó, nhân viên nhận thấy được vai trò của mình ngoài mục tiêu công việc tại bộ phận.

Nhân viên biết được chiến lược làm việc cụ thể

Đã có tình trạng nhân viên bị cuốn vào những công việc mà họ không biết sẽ mang lại kết quả gì. Thậm chí, ngay khi thực hiện cá nhân còn lơ mơ vì sao cần phải thực hiện đó.

KPI giúp truyền đạt chiến lược công việc cho nhân viên

Nhằm giúp nhân sự thoát khỏi sự ngờ vực này xây dựng KPI là một phương án tối ưu. Nhờ đó, họ sẽ được truyền đạt chiến lược đầy đủ, xác định mục tiêu, đi trên lộ trình thăng tiến.

Các bước xây dựng KPI giúp việc quản lý cực đơn giản

Dưới đây là 6 bước để xây dựng chiến lược KPI hiệu quả cho doanh nghiệp:

  • Bước 1: Xây dựng KPI theo bộ phận, cá nhân cụ thể
  • Bước 2: Xác định các KRAs của bộ phận
  • Bước 3: Xác định vị trí chức danh
  • Bước 4: Thiết lập chỉ số đánh giá
  • Bước 5: Căn cứ vào kết quả xác định điểm số cụ thể
  • Bước 6: Liên hệ kết quả - KPI – Lương – Thưởng

Chỉ với 6 bước bạn đã có thể xây dựng bảng KPI

Các bước xây dựng KPI

Chi tiết

Xây dựng KPI theo bộ phận, cá nhân cụ thể

- Trưởng bộ phận/phòng/ban có trách nhiệm xây dựng KPI.

- Tính khả thi cao, thể hiện rõ nét chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

Xác định các KRAs

KPI xây dựng cần thể hiện, gắn liền với các đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận.

Xác định vị trí chức danh

- Mỗi vị trí chức danh cần đi kèm với trách nhiệm của người đảm nhận công việc cần thực hiện.

- Các trách nhiệm này là cơ sở để xây dựng chỉ số KPIs.

- Nội dung cần nêu ra rõ ràng, cụ thể và có thể thực hiện được.

Thiết lập chỉ số đánh giá

- Thiết lập chỉ số đánh giá của bộ phận.

- Hệ thống đo lường hiệu suất cho từng vị trí, chức danh.

- Mô tả đúng công việc, sử dụng nguồn thông tin doanh nghiệp đang áp dụng hoặc sẽ dùng trong tương lai gần.

- Thời gian áp dụng thường là tháng, quý, năm.

Căn cứ vào kết quả xác định điểm số cụ thể

- Điểm số đánh giá thường chia ra từ 2 đến 5 mức.

- Càng chia nhỏ số điểm càng giúp việc đánh giá thêm khách quan.

- Tuy nhiên không nên chia quá nhỏ sẽ khiến việc xác định điểm số cuối cùng gặp khó khăn.

Liên hệ kết quả - KPI – Lương – Thưởng

Với mỗi điểm số cụ thể sẽ có sự đánh giá và mức đãi ngộ tương ứng.

Như vậy, với những phân tích chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về KPI là gì, vai trò cũng như các bước xây dựng KPI. Hãy tiếp tục theo dõi Vuiapp.vn để nhận lại nhiều kiến thức hữu ích khác quý độc giả nhé.