Skip to main content
19/01/2022

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh thông dụng nhất 2022

Kỹ Năng Văn Phòng

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là thước đo cần phải có trong mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, nó phản chính xác nhất hiệu quả hoàn thành công việc của bộ phận nhân sự nòng cốt.

Vậy có những chỉ số KPI kinh doanh nào đang được sử nhiều nhất? Quy trình tự xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh ra sao? Bạn sẽ được Vuiapp.vn tiết lộ câu trả lời thông qua bài viết dưới đây. 

Tại sao cần mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh?

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển công ty. Nếu không có nó, mọi hướng hoạt động chỉ như đang đi theo vòng tròn lặp lại. Đo lường giúp cung cấp hiểu biết có giá trị trên tất cả khía cạnh của quy trình bán hàng.


Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là thước đo quan trọng trong doanh nghiệp

Thông qua đó, nhà lãnh đạo dễ dàng tìm ra những khâu cần thay đổi, bắt tay vào cải thiện. Mẫu KPI cho nhân viên sale cũng giúp lường trước vấn đề phát sinh trong tương lai. Nhờ vậy, các bước chuẩn bị để đối phó cũng kịp thời hơn.

Chỉ số KPI kinh doanh cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan rõ ràng về doanh nghiệp. Các nhà chiến lược dễ dàng hơn trong việc phân tích các hoạt động bao gồm:

- Dự đoán doanh số bán hàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

- Hướng dẫn nhân viên trong phòng ban và tổ chức đi đúng hướng.

- Tối ưu hóa quy trình bán hàng trong từng khâu.

- Tìm ra và tập trung nguồn lực vào các phần việc ưu tiên.

Tóm lại, mẫu KPI cho nhân viên bán hàng giúp hiểu hơn về hiệu suất và dự đoán vấn đề. Việc tối ưu quy trình và chiến thuật bán hàng cũng được thực hiện mỗi ngày.

Những mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh phổ biến nhất

Hiện tại có rất nhiều mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh được tạo ra. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên bắt đầu từ các chỉ số cốt lõi. Nếu chưa biết đó là gì, hãy để Vuiapp.vn gợi ý thông qua phần phân tích sau đây nhé!

Chỉ tiêu bán hàng

File KPI mẫu này thường được đề xuất vào đầu năm, quý hoặc tháng. Nó xây dựng từ bộ phận phân tích, phòng kinh doanh và tầm nhìn của lãnh đạo. Nhân viên dựa vào đó làm mục tiêu phấn đấu trong hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Đề ra chỉ tiêu bán hàng thông qua KPI là việc làm cần thiết

Tuy nhiên, để quy trình đi vào thực tiễn, con số đưa ra cần có sự hợp lý. Nếu chỉ tiêu đặt ra quá cao so với năng lực sẽ rất khó để đạt được. Nó cũng không giúp phản ánh tình hình phát triển và gây mất động lực cho nhân sự.

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh cần xem xét trên doanh thu thực tế đã đạt trong kỳ trước. Chỉ tiêu bán hàng cũng nên đi kèm với các chiến lược thúc đẩy khác để đạt hiệu quả.

Chỉ số tăng trưởng theo tháng

Chỉ số tăng trưởng theo tháng nhằm phản ánh doanh số tăng hoặc giảm bao nhiêu so với kỳ trước. Thông qua đó, bộ phận quản lý nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh. Nếu có sự cải thiện nghĩa là chiến lược đã hợp lý, cần phát huy.

Theo dõi tình hình tăng trưởng giúp kịp thời đưa ra phương án thích ứng

Ngược lại, kết quả đạt được kém hơn thì các bên cần bàn bạc lại kế hoạch phát triển. Chia nhỏ mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh theo tháng giúp sớm nhận ra những định hướng chưa chuẩn. Nếu chỉ nhìn tổng thể dài hạn rất khó tìm ra tác động tiêu cực là gì.

Số đơn hàng thành công

Khả năng tiếp cận khách hàng cao không đồng nghĩa với sự gia tăng doanh thu. Thay vào đó, doanh nghiệp cần đến KPI cho số đơn hàng thành công. Nó thường tính trên lượt mua hàng của người sử dụng hàng hóa/dịch vụ.

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh này giúp xác định phương thức bán hàng phù hợp. Không những vậy, nó còn tác động đến bộ phận phát triển chiến lược và Marketing.

Doanh số trên từng nhân viên

Đây cũng là mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh quan trọng, thúc đẩy sự phát triển từng cá nhân. Chỉ số này rất hữu ích cho việc thiết lập mục tiêu. Nó giúp nhân viên của bạn nhận ra điểm mạnh và lĩnh vực cần cải thiện.

Áp doanh số cho cá nhân giúp họ có thêm động lực làm việc

Tuy nhiên, bộ phận quản lý không nên sử dụng mẫu KPI này để tạo ra văn hóa cạnh tranh. Sự so sánh giữa các đối tượng gây ra xu hướng tiêu cực. Nó chỉ nên đóng vai trò như thước đo hiệu suất mỗi người.

Chi phí chuyển đổi khách hàng

Mẫu KPI này giúp đo lường chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho nhóm khách hàng mới. Nhân viên kinh doanh nên quan tâm đến điều này. Nó tính bằng tổng các khoản bỏ ra cho bán hàng và Marketing chia cho số lượng người đạt được.

Kết quả tính ra ở mức thấp thì hiệu quả thu hút khách hàng càng cao. Các bộ phận nên đánh giá tách biệt trên các phân khúc đối tượng khác nhau. Việc này giúp tìm ra những bộ phận sinh lời nhiều nhất.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Tỷ lệ chuyển đổi này là mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh theo phương pháp hiện đại. Nó thể hiện số lượng người khách hàng tiềm năng có hành động mua hàng thực sự. Thông qua đó, người đánh giá chỉ số sẽ nhận ra:

Tỷ lệ chuyển đổi phản ánh lượng khách hàng và chi phí đầu tư

- Mức độ hiệu quả trong từng khâu của quy trình bán hàng.

- Khả năng phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có trong danh sách tiềm năng.

Các bước xây dựng và quản lý mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh phải mang tính khả dụng, có thể đi vào thực tiễn. Vì thế, những chỉ số này cần xây dựng, quản lý theo quy trình nhất định. Bạn nên tham khảo các bước dưới đây để tìm ra mục tiêu KPI phù hợp.

Các bước

Giải thích ý nghĩa

Tạo ra mục tiêu

Các bộ phận thảo luận, đề ra một đến hai mục tiêu trọng tâm nhất với những đặc điểm sau:

- Bám sát với định hướng phát triển chung của công ty.

- Có tính thuyết phục, phù hợp thực tế.

- Dễ nắm bắt và ứng dụng.

Mô tả kết quả dự định

Bạn cần trả lời được câu hỏi: “Tại sao cần triển khai mẫu KPI này cho nhân viên kinh doanh?”. Kết quả kỳ vọng phải cho ra dưới dạng:

Thông số vật lý.

- Tránh việc diễn đạt mơ hồ, mỗi người suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau.

Xác định KPI

KPI cần dựa trên tầm nhìn, khả năng nhân viên và tính chất công việc. Tuy nhiên, chúng vẫn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

- Duy trì và cải thiện mức độ bán hàng ổn định.

- Mở rộng mối quan hệ với khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

- Duy trì chăm sóc khách hàng thân thuộc.

- Đồng bộ giữa những KPI mới và đang sử dụng.

Đánh giá KPI theo mức độ quan trọng

Công ty thường có nhiều mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh. Việc cần làm là liên tục đánh giá, sàng lọc. Thông qua đó, bộ phận quản lý sẽ nhận ra:

- KPI có tính khả dụng thấp cần phải loại bỏ.

- Tập trung nguồn lực nhiều hơn vào các chỉ số đem lại giá trị.

Chỉ định quyền sở hữu KPI

Tất cả các mục tiêu và KPI giao cho cá nhân nhất định. Nó cần phải được phổ biến và đồng ý bởi cả nhà quản lý và nhân viên. Việc trao quyền sở hữu nhằm mục đích:

- Gia tăng trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển cho từng cá nhân.

- Quản lý nhân sự và hiệu suất làm việc dễ dàng hơn.

- Đảm bảo vận hành ổn định, có tính cam kết cao trong quy mô lớn.

Đo lường tính hiệu quả thường xuyên

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh cần thường xuyên đánh giá tính hiệu quả. Chúng được phân tích trên các khía cạnh như:

- Mức doanh thu bán hàng hóa/dịch vụ thực đạt so với KPI.

- Năng lực, thái độ của nhân viên trong nhiệm vụ được giao.

- Thu thập phản hồi từ khách hàng, nhân sự và các cấp trên.

Trên đây là những điều mà công ty cần biết để tối đa hóa nguồn lợi nhuận đem lại. Sự kết hợp đánh giá nhiều chỉ số khác nhau sẽ đem lại cái nhìn khách quan hơn. Vuiapp.vn cũng tin rằng bạn đã nắm được toàn bộ mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh.