1. Tiêu bao nhiêu, ghi lại bấy nhiêu
Tiêu tiền rất dễ, nhưng nhớ được tất cả những gì bạn tiêu vào thì lại không dễ như vậy. Nhưng nếu bạn ghi hẳn vào nhật ký mỗi lần tiêu xài thì việc điều chỉnh chi tiêu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Khi được bày hết ra trước mắt, hãy tìm cách cắt giảm những chi phí không cần thiết - ví dụ: bạn nhận thấy rằng bạn hay mua nước đóng chai, vậy bạn có thể cắt giảm chi phí nhỏ này bằng cách đầu tư vào một chiếc bình tái sử dụng để tiết kiệm cho bạn chi phí đường dài.
2. Tối ưu hoá đơn
Bạn nên so sánh các hóa đơn của mình ít nhất 6 tháng một lần. Hãy nghiên cứu và so sánh giá cả của các nhà cung cấp dịch vụ chẳng hạn như là internet, mạng điện thoại để đảm bảo rằng bạn đang trả chi phí hợp lý nhất cho dịch vụ tốt nhất.
3. Ngon, bổ, rẻ
Nếu hôm nào cũng ăn ngoài ở các thành phố lớn thì sẽ không thể duy trì được lâu. Việc bạn nên làm là tìm các nguồn thực phẩm giá rẻ và chịu khó nấu ăn tại nhà - vừa đúng ý mà lại tiết kiệm hơn. Đôi khi những chỗ rẻ nhất thì sẽ không tiện nhất, và sẽ cần một chút mày mò mới tìm được nhưng sẽ tiết kiệm được đáng kể cho bạn. Nếu không có điều kiện để tự nấu nướng thì nên tìm và trung thành với các quán quen giá cả hợp lý. Nhắc nhở thôi chứ vẫn phải cho phép bản thân tận hưởng nhé!
4. Đặt mục tiêu để phấn đấu tiến tới
Bạn muốn lập quỹ tiết kiệm khẩn cấp, giữ tiền cho kỳ nghỉ hoặc mua một đôi giày mới? Dù mong muốn của bạn là gì thì việc đầu tiên cần làm vẫn là đặt mục tiêu để giúp bạn định hướng cách tiếp cận. Bạn có nhiều hơn một mục tiêu? Hãy chia ra nhiều khoản tiết kiệm riêng để tiến tới nhiều mục tiêu cùng lúc. Để đạt được hết mục tiêu sẽ đòi hỏi sự kiên định và đầu tư thời gian để điều chỉnh, quản lý tiền tốt hơn. Giống như việc dành thời gian tập thể dục để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, duy trì sức khỏe tài chính cũng sẽ cần đến thời gian để chăm chút.
Tuần nào em cũng xài Vui để gửi tiền cho ba má, em trả tiền nợ phụ ba má sửa nhà nữa Chị Y. Tôn Y. Thuyết