Skip to main content
26/12/2021

Mẫu bảng chấm công hàng ngày mới nhất năm 2022

Quản Trị Văn Phòng

Bảng chấm công là căn cứ tính trả lương cho người lao động đầy đủ và chính xác nhất. Dưới đây là mẫu bảng chấm công hàng ngày mới nhất năm 2022 mà Vuiapp.vn chia sẻ, mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công được sử dụng để theo dõi ngày công thực tế người lao động đã làm việc hay nghỉ việc và nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng.

Bảng chấm công được sử dụng để theo dõi ngày công thực tế người lao động

Không những thế, bảng này sẽ là căn cứ tính trả lương cho người lao động đầy đủ, chính xác nhất. Trong một công ty bộ phận, phòng ban, tổ/nhóm đều phải lập bảng chấm công hàng tháng chuyển lưu lại phòng kế toán và sử dụng lại giấy tờ liên quan khác để áp dụng.

Mẫu bảng chấm công hàng ngày mới nhất


Mẫu bảng chấm công nhân viên hàng ngày


Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Các phương pháp chấm công thường dùng hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp chấm công được sử dụng ngày nay, trong đó có thể kể đến như sau:

Chấm công theo giờ, ngày và nghỉ bù thường được sử dụng hiện nay

Phương pháp

Chi tiết

Chấm công theo giờ

Những người làm bảng chấm công sẽ phải tổng hợp theo các giờ làm việc trong ngày của nhân viên. Lúc này người phụ trách có nhiệm vụ kiểm tra và tích vào những giờ làm công có mặt của nhân viên đí kèm theo những đánh giá, ghi chú nếu có.

Những quy định về việc chấm công theo giờ cần tuân theo các ký hiệu riêng biệt để không bị lẫn sang chấm công theo ngày.

Chấm công theo giờ thường sẽ phù hợp với công việc làm thêm, bán thời gian hay trả lương theo giờ. Tiền lương của lao động sẽ là thỏa thuận tính theo giờ của nhân viên đó là số giờ làm việc thực tế.

Chấm công theo ngày

Đây là cách chấm công phổ biến đối với các công ty hiện nay. Mỗi doanh sẽ quy định và ký hiệu riêng chi cách chấm công này với nhiều hình thức khác nhau như vân tay, thẻ hay hình thức truyền thống. 

Đối với cách này có thể áp dụng được mọi nhân viên ở mọi vị trí. Trong những trường hợp đặc biệt như nhân viên phát sinh các khoảng thời gian ra ngoài gặp khách hàng, đi huấn luyện nghiệp vụ,… Nhưng không có mặt ở cơ quan để chấm công đúng giờ, doanh nghiệp cần dùng những ký hiệu chấm công khác để bảo đảm cho nhân viên.

Những ký hiệu này sẽ khác nhau theo quy định của mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn như đi họp – H, huấn luyện – T, đặt hàng – B,… Biểu mẫu chấm công ghi việc đây là một công được tính cho nhân sự.

Trong trường hợp một người làm hai công việc trong cùng một thời gian ngắn việc ghi ký hiệu trước. Cách chấm công hiện nay đã hơi lỗi thời vì nó đậm chất thủ công và cần đầu tư nhân lực

Chấm công nghỉ bù

Đây là cách chấm công dùng riêng cho những công việc cần làm thêm giờ. Những người thêm giờ được tính là làm thêm nhưng không hưởng lương đó được ghi “NB” và vẫn được tính lương bình thường.

Thực tế, có nhiều nhân viên trong các công ty vẫn chăm chỉ làm thêm không có bất cứ ràng buộc về chấm công nào. Họ đang cố gắng hoàn thành trách nhiệm đúng như được ghi trong hợp đồng hay mức thưởng được treo sẵn. Việc chấm công nghỉ bù hiện nay tự nhiên hơn và không mang tính thủ tục như trước.

 

Cách điền vào mẫu bảng chấm công chuẩn xác

Sau đây hệ thống sẽ hướng dẫn cách điền vào bảng mẫu chấm công, bạn cần thực hiện theo những bước như sau:

Cách điền vào bảng mẫu chấm công chuẩn xác, thành công

- Cột A là ghi số thứ tự số nhân viên có trong bộ phận, phòng ban, tổ/nhóm.

- Cột B: ghi nhân viên hiện làm việc trong bộ phận, phòng ban, tổ/nhóm.

- Cột C: ghi ngạch bậc lương hay cấp bậc, chức vụ tương ứng với nhân viên trong cột B.

- Cột 1-31: ghi những ngày trong tháng chấm công, từ 1 đến ngày cuối của tháng.

- Cột 32 là ghi tổng số công thực của từng nhân viên trong tháng.

- Cột 33: Tổng số ngày nghỉ không lương của nhân viên trong tháng.

- Cột 34: Số ngày nghỉ hưởng 100% lương của nhân viên trong tháng.

- Cột 35: Tổng số ngày nghỉ phép hưởng % lương của mỗi nhân viên trong tháng.

- Cột 36: Ghi tổng số công hưởng lương của từng nhân viên trong tháng.

Mỗi ngày, người được phân công phục trách nhiệm chấm công sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận để chấm công của từng nhân viên. Từ đó ghi vào ngày tương ứng trong những cột theo đúng ký hiệu đã quy định.

Đến cuối tháng, người chấm công và người phụ trách thực hiện ký vào bảng chấm công – chuyển đổi bộ phận kiểm tra, đối chiếu.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên đây giúp quý vị biết được bảng chấm công là gì và 3 phương pháp chấm công thường dùng. Bên cạnh đó bạn đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều bài viết mới khác.