Skip to main content
23/12/2021

Mẫu bảng thanh toán tiền lương mới nhất năm 2022

Thông Tin Lương

Mẫu bảng lương là chứng từ bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Đây là yếu tố quan trọng để thanh toán tiền hàng tháng cho nhân viên. 

Dưới đây là mẫu bảng thanh toán tiền lương mới nhất theo thông tư 200 và 133 và hướng dẫn cách lập bảng lương trên Excel bao gồm cả lương, phụ cấp, bảo hiểm... theo quy định, mời các bạn cùng theo dõi.

Mẫu bảng lương là gì?

Mẫu bảng lương là thống kê nằm trong sự quản lý của các bộ phận nhân sự. Nhằm kiểm soát lương, thưởng, số ngày công, khoản phụ cấp của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

C:\Users\hoanghai\Desktop\8\mau-bang-luong-1.JPG

Mẫu bảng lương là thống kê nằm trong sự quản lý của các bộ phận nhân sự

Đặc biệt, mỗi mẫu bảng thanh toán lương chuyên nghiệp là chuẩn mực của mỗi doanh nghiệp. Nó không chỉ thể hiện sự minh bạch còn cho thấy trình độ quản lý của mỗi ban lãnh đạo.

Cho nên để có được mẫu đúng chuẩn, các chuyên viên kế toán cần phối hợp với bộ phận nhân sự để đưa ra bản chuẩn. Vừa đúng luật và bảo đảm mạch lạc trong quản lý thông tin và trình bày.

Mẫu bảng thanh toán tiền lương mới và phổ biến nhất

Bảng thanh toán lương được lập hàng tháng để doanh nghiệp tiến hành thanh toán tiền lương. Đặc biệt mẫu này có giá trị pháp luật được lập ra để mục đích tính lương. Dựa vào những công việc hoàn thành, phiếu chấm công,… kế toán sẽ chịu trách nhiệm lập bảng thông báo đến nhân viên.

Sau đây là mẫu bảng lương theo thông tư 133/2016/TT-BTC được doanh nghiệp ứng dụng nhiều hiện nay:

Mẫu bảng lương theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Cách ghi mẫu bảng thanh toán lương 

Mẫu bảng thanh toán tiền lương là việc thực hiện tính lương cuối tháng cho cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp. Dưới đây là cách ghi tiền lương:

- Cột A và B: Có thứ tự, họ và tên người lao động hưởng lương.

- Cột 1 và 2: Ghi bậc lương, hệ số lương người lao động.

- Cột 3, 4 là ghi số sản phẩm và số tiền tính theo sản phẩm.

- Cột 5, 6: Số công và tiền tính theo thời gian.

- Cột 7, 8: Ghi công và tiền tính theo thời gian hay ngừng, nghỉ việc hưởng loại % lương.

- Cột 9: Khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

- Cột 10: Số phụ cấp khác tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, thưởng.

- Cột 11: Tổng số tiền lương và khoản phụ cấp người lao động được hưởng.

- Cột 12: Số tiền tạm ứng kỳ I của từng người.

- Cột 13, 14, 15, 16: Các khoản khấu trừ lương của người lao động và tính tổng tiền khấu trừ trong tháng.

- Cột 17, 18: Số tiền còn lại được nhận trong kỳ II.

- Cột C: Người lao động xác nhận khi nhận lương kỳ II.

Một số lưu ý khi xây dựng bảng lương bạn nên biết

Khi xây dựng bảng lương bạn cần chú ý một số điều sau đây để bảo đảm thành công và nhanh chóng, cụ thể:

Khi xây dựng bảng lương bạn cần chú ý bội số và số bậc của bảng lương, thang lương

Lưu ý khi xây dựng bảng lương

Chi tiết

Nguyên tắc khi xây dựng bảng lương và thang lương

Căn cứ theo tổ chức sản xuất, lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định trong bảng lương, thang lương mẫu với lao động quản lý,… Doanh nghiệp không được xóa bỏ hay cắt giảm những chế độ về lương khi người lao động làm vào đêm hay thêm giờ, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại chế độ bồi dưỡng khác.

Những khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do nhiều doanh nghiệp quy định sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước về lao động tập thể hay trong quy chế công ty.

Bội số và số bậc của bảng lương, thang lương

Thang lương sẽ có một bộ số nhất định, khi đó một số chênh lệch giữa  mức lương của từng công việc, chức danh đó có yêu cầu về trình độ kỹ thuật cao so với mức lương công việc.

Số bậc của thang lương và bảng lương mẫu phụ thuộc vào mức độ phức tạp như quản lý, cấp bậc trong công việc hay chức danh. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương ở liền kề cần bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật,…

Điều kiện mức lương tối thiểu

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức lương trong thang lương và bảng lương không được thấp hơn do pháp luật quy định:

- Đối với công việc, chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ để làm việc bình thường. Mức lương dược thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ đã quy định tùy thuộc vào từng thời điểm. Lương này không bao gồm khoản tiền trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm giờ hay vào ban đêm.

- Với công việc và chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề, mức lương đều phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu của vùng do Chính phủ quy định.

- Đối với những công hay chức danh có điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm mức lương cao ít nhất 5%. Công việc, chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm ít nhất 7% so với lương công việc, chức danh đó.

 

Hy vọng với những chia sẻ này giúp bạn biết được mẫu bảng lương doanh nghiệp thường sử dụng nhiều hiện nay. Bên cạnh đó, nếu quý vị còn thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới để Vuiapp.vn hỗ trợ kịp thời.