Chính sách nhân sự rõ ràng, minh bạch và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển dài lâu. Vì thế, mỗi công ty cần đầu tư thời gian để nghiên cứu và xây dựng một cách đúng mức.
Dưới đây Vuiapp.vn sẽ chia sẻ chính sách nhân sự là gì, vai trò cũng như các nội dung xây dựng chính sách nhân sự cốt lõi mà doanh nghiệp cần thiết lập. Hãy theo dõi đến cuối để trở thành nhà quản trị nhân lực tài giỏi nhé!
Chính sách nhân sự là gì?
Chính sách nhân sự gồm quy tắc và hướng dẫn chính thức, liên quan tới quản lý người lao động. Đây được xác định là một trong những yếu tố cốt lõi trong hoạt động hành chính tại công ty. Nó thường được đi vào thực tiễn thông qua tài liệu quy trình tiêu chuẩn SOP.
Chính sách nhân sự là nền móng để làm nên môi trường làm việc lý tưởng
Nói đơn giản hơn, chính sách nhân sự nêu lên tất cả quy định về mọi mặt của người nhân viên. Một số khía cạnh cơ bản nhất thường thấy như là:
- Tuyển dụng.
- Trang phục, tác phong.
- Tiền làm thêm giờ.
- Kỳ nghỉ.
- Đánh giá hiệu suất…
Tầm quan trọng chính sách nhân sự trong công ty
Việc xây dựng một số tài liệu chính sách nhân sự là bắt buộc theo luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất khi nói về tầm quan trọng. Đây là cách để doanh nghiệp tự bảo vệ mình khỏi các khiếu nại pháp lý.
Trong quy mô nội bộ, đó còn là sự thúc đẩy văn hóa tin cậy, công bằng và hòa nhập. Cụ thể hơn, bạn sẽ nhận thấy những lợi ích sau khi đứng trên vai trò của tổ chức:
- Chính sách nhân sự là hàng rào pháp lý cho công ty của bạn.
- Là cách để minh bạch, thu hút nhân viên ngay từ khâu tuyển dụng.
- Giúp truyền tải những kỳ vọng của công ty đối với nhân sự trong việc phát triển sự nghiệp.
- Hạn chế, giảm thiểu nguồn lực liên quan đến khiếu nại, tranh chấp giữa nhân viên.
- Là bộ quy tắc đảm bảo mọi thành viên đều được đối xử bình đẳng và công bằng.
- Đây còn là cơ sở tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, thu hút người tài.
Những nội dung cần của một bộ chính sách nhân sự
Nội dung xây dựng chính sách nhân sự tương đối đa dạng trên nhiều khía cạnh. Điều này nhằm đảm bảo mọi tình huống phát sinh đều có cách giải quyết kịp thời. Dưới đây là những mục cốt lõi nhất mà chính sách nhân sự của doanh nghiệp cần thiết lập.
1. Chính sách tuyển dụng
Đây là chính sách nhân sự đầu tiên cần phải đề cập tới và luôn bắt buộc phải có. Trong từng bước ở quy trình lại được tiếp tục chia nhỏ thành các tiêu chí sau:
Chính sách nhân sự không thể thiếu hoạt động tuyển dụng
- Chính sách tuyển chọn: Nhằm đưa ra hướng dẫn cũng như tiêu chí liên quan cho từng vị trí. Ví dụ như khi đăng tin tuyển dụng cần phân tích, viết JD, truyền thông ra sao. Trong khi khâu rà soát lại cần bao gồm quá trình phỏng vấn, đánh giá ứng viên như thế nào…
- Chính sách nhân sự định hướng cho người mới vào làm: Bao gồm các tiêu chí về con người, văn hóa, tư tưởng cho cá nhân được chọn. Họ cần biết cơ cấu tổ chức công ty, bộ phận trực tiếp quản lý, nhiệm vụ,…Đây là việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất cần thiết khi onboarding.
- Chính sách thử việc: Chính sách nhân sự này tập trung chủ yếu vào các tiêu chí đánh giá trong thời kỳ đầu. Qua đó sẽ biết được người đó có đủ năng lực hay không.
- Chính sách thế chỗ trong thời gian ngắn: Thực hiện khi thiếu hụt nhân sự vào đúng thời điểm không tuyển được người mới. Lúc này cần giải pháp để bù đắp vào vị trí thiếu vắng đủ lâu để thực hiện tuyển dụng.
2. Đào tạo nhân sự
Chính sách nhân sự này không chỉ nhằm phát triển nhân viên trong giai đoạn đầu vào làm. Đó còn là hướng dẫn để triển khai việc bồi dưỡng năng lực cho thành viên cốt lõi. Nội dung bao gồm:
Khâu đào tạo cần có sự tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu
- Dự trù tài chính: Công ty cần biết khả năng kinh tế có thể đầu tư cho chương trình đào tạo. Nếu không đủ sẽ tiến hành cắt giảm, điều chỉnh phù hợp.
- Sức chứa: Công ty cũng cần căn cứ vào số lượng người để thực hiện đào tạo hợp lý. Nếu nhân viên tham gia quá đông dẫn đến việc truyền tải kém hiệu quả. Ngược lại, nếu ít người thì nên cân nhắc gộp các buổi hoặc online training.
- Hình thức đào tạo: Đây cũng là điều cần có ngay từ trong chính sách nhân sự. Quyết định đưa ra có thể tùy thuộc vào mục đích và đối tượng.
- Lịch trình đào tạo: Thời gian đào tạo được ấn định trước cho cả người hướng dẫn và nhân viên.
- Đánh giá kết quả: Công ty đưa ra bộ tiêu chí khi kết thúc đào tạo. Điều này nhằm giám sát tính hiệu quả, kiểm tra chất lượng sát sao hơn.
3. Chính sách nghỉ việc
Chính sách nhân sự này nhằm diễn giải cách trường hợp nghỉ và cách xử lý. Qua đó, nhằm nhận định hành động đó tác động tích cực hay tiêu cực, khen thưởng hay xử phạt,…Dưới đây là một số lý do thường đề cập trong bộ quy định.
Dù nghỉ việc theo cách nào cũng cần tuân theo chính sách nhân sự
- Do việc gia đình: Thường giới hạn 3 ngày nghỉ, nếu cần thiết có thể xin phép cấp trên tăng thời gian.
- Nghỉ hầu tòa: Trường hợp này không nhiều nhưng vẫn tính đến khả năng xảy ra. Giải sử, nhân viên đó là nhân chứng cho một vụ án chẳng hạn.
- Nghỉ thai sản: Áp dụng triệt để theo quy định của nhà nước ban hành. Nhiều doanh nghiệp còn gia tăng chế độ, quyền lợi với nhân viên đầu quân cho họ.
- Nghỉ ốm: Thời gian thường kéo dài 3 ngày. Công ty cũng kết hợp với chế độ thăm hỏi, động viên trong mục này của chính sách nhân sự.
- Nghỉ việc: Nếu từ lý do của nhân viên thì sẽ cần thông báo tới công ty trước 1 tháng. Trường hợp doanh nghiệp cho thôi việc thì sẽ có hiệu lực trong vòng 24 giờ.
4. Hợp đồng, lương thưởng và chế độ đãi ngộ khác
Chính sách nhân sự này dựa trên đàm phán của nhân viên và ban lãnh đạo khi vào làm. Qua đó nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm tương ứng giữa hai bên. Nội dung được chia ra nhiều mục nhỏ khác nhau sẽ được phân tích trong phần dưới đây.
Hợp đồng
Hợp đồng thể hiện những ràng buộc chính đáng giữa người làm chủ và người làm thuê. Văn bản pháp lý này cần có những yếu tố sau:
- Mã số hồ sơ.
- Đầy đủ thông tin từ phía cá nhân và công ty.
- Tên, chức năng của vị trí công việc.
- Quy định phải được tuân thủ.
- Các quyền lợi.
Lương, thưởng
Lương, thưởng là vấn đề dường như là quan trọng nhất trong chính sách nhân sự. Quy định được đánh giá là tốt khi đảm bảo cả đời sống nhân viên và tài chính doanh nghiệp. Chúng cần hàm chứa các điểm chính sau đây:
Lương, thưởng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chính sách nhân sự
- Tần suất trả lương.
- Phúc lợi nhân viên.
- Cách thức thanh toán.
- Nơi có thể đến để giải quyết thắc mắc về quyền lợi.
Chế độ khác
Để đảm bảo tính toàn diện, chính sách nhân sự cũng cần thêm vào các chế độ khác. Thông thường, ban lãnh đạo và nhà quản lý nên tính đến những mục như:
- Số ngày nghỉ phép và lễ Tết cho từng vị trí làm việc.
- Đầu tư các chuyến đi du lịch, kỳ nghỉ cho những thành viên trong nội bộ.
- Nghỉ hưu.
5. Quy tắc đánh giá
Chính sách nhân sự này nhằm đưa ra các tiêu chí và quy trình đánh giá công minh. Trong đó thường bao chỉ ra hai ý chính như sau:
- Đánh giá phát triển: Để biết nhân viên đã có những thay đổi theo chiều hướng ra sao trong từng giai đoạn. Trong quá trình này cần lưu tâm tới việc kết hợp mục tiêu cá nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn là tiêu chí, định hướng giám sát cũng như chu kỳ thực hiện.
- Đánh giá chất lượng: Bao gồm các đặc điểm về mục tiêu, mục đích của chính sách nhân sự này. Một phần không thể thiếu là các bước thực hiện cũng như khung tiêu chuẩn.
6. Các nội dung khác
Bên cạnh đó, chính sách nhân sự còn bao gồm những nội dung khác. Điều đầu tiên cần kể đến là quy định nhằm giải quyết mâu thuẫn như:
Giải quyết mâu thuẫn là cơ sở để phát triển và cải tiến
- Quy trình đưa ra các thông tin, ý kiến có tính chất phàn nàn.
- Đánh giá 1 – 1.
- Dàn xếp, hòa giải.
- Phân xử nghiêm minh.
Để thúc đẩy năng suất lao động, làm việc, doanh nghiệp cũng cần đưa vào các giải thưởng, sự kiện. Chính sách nhân sự này càng cụ thể, đội ngũ nhân viên sẽ thêm yên tâm và nỗ lực cống hiến.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp mà nhà lãnh đạo và bộ phận quản lý cần biết. Khi thực sự đầu tư công sức xây dựng và điều chỉnh kịp thời sẽ đem tới lợi ích bền vững. Vuiapp.vn hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ sớm đi đầu về chính sách nhân sự.