Skip to main content
29/01/2022

Mô hình kinh doanh Canvas là gì và cách sử dụng hiệu quả

Kiến Thức Văn Phòng

Mô hình kinh doanh Canvas giúp công ty xác định được đường hướng hoạt động trực quan. Từ đó, việc tối ưu hóa chi phí, nguồn lực, quan hệ khách hàng, tăng doanh thu cũng dễ dàng.

Vậy mô hình kinh doanh Canvas là gì? Những yếu tố nào tạo nên mô hình Canvas hiệu quả? Dưới đây Vuiapp.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder vào năm 2005. Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu thương mại hoàn chỉnh.

Mô hình kinh doanh điển hình trong doanh nghiệp - Canvas

Với Canvas, nhà quản lý sẽ có cái nhìn trực quan về những yếu tố duy trì hoạt động, phát triển. Phương pháp còn hỗ trợ doanh nghiệp trả lời cho các câu hỏi liên quan tính khả thi. Cụ thể gồm ý tưởng, giá trị tạo ra, doanh thu, mối tương quan giữa chi phí và lợi nhuận,...

Mô hình kinh doanh Canvas rất hữu ích khi thực hiện phân tích, so sánh tác động có thể xảy ra. Ngoài ra còn là một công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá quy trình truyền thống.

Các thức xây dựng Canvas tập trung vào khách hàng, nội bộ đơn vị. Cả 2 yếu tố bao quanh giá trị trao đổi giá trị giữa công ty và khách hàng. 

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đã áp dụng Business Model Canvas. Ví dụ: Mô hình Canvas của Nestlé, mô hình kinh doanh Canvas của Vinamilk hay mô hình Canvas của mỹ phẩm. Mục đích nhằm phân tích tình hình kinh doanh bên trong, tìm phương thức tạo lợi nhuận tối ưu. 

9 thành tố chính tạo nên mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả 

Làm thế nào để sử dụng mô hình Canvas hiệu quả? Khi sử dụng mô hình kinh doanh Canvas, doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu về 9 thành tố cấu tạo nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa như sau:

Phân khúc khách hàng

Thực tế có một tình trạng nhiều công ty rất yêu, phát triển, cố gắng đẩy sản phẩm đang có. Tuy nhiên, hàng hóa tốt chưa chắc đã bán được. Điều này rất thường xảy ra đối với các người quản lý đi lên từ vai trò chuyên gia.

Phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp xác định thị trường hoạt động

Bạn cần biết, muốn thắng trong kinh doanh, cần phải xuất phát từ thị trường, khách hàng cụ thể. Tiền đề cơ bản này giúp giải quyết các vấn đề, mang lại giá trị cho công ty. Không đơn vị nào thành công đến nay bằng cách trở thành điểm bán mọi thứ, cho tất cả mọi người.

Do đó, doanh nghiệp có thể chọn một trong những dạng sau:

  • Thị trường đại chúng nghĩa là không có ranh giới giữa các nhóm khách hàng.
  • Thị trường ngách.
  • Phân khúc thị trường theo thu nhập và doanh thu.
  • Thị trường đa dạng hoặc tập hợp nhiều nhánh sản phẩm có liên quan với nhau.

Việc xác định được phân khúc như trên, đồng nghĩa doanh nghiệp tìm ra khách hàng tiềm năng. Một trong những yếu tố cơ bản đầu tiên tạo nên của mô hình kinh doanh Canvas.

Các giải pháp giá trị

Thành tố thứ hai này là cách doanh nghiệp giải quyết vấn đề hay đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mỗi giải pháp giá trị nhằm phục vụ những đòi hỏi của một phân khúc khách hàng cụ thể.

Chúng thuộc phạm trù số lượng, giá cả, tốc độ phục vụ hay chất lượng trải nghiệm. Mặt khác dễ hiểu hơn chính là doanh nghiệp nên bán sản phẩm khách hàng cần.

Kênh phân phối và truyền thông

Thành tố thứ ba sẽ trả lời câu hỏi “Những giá trị trên được quảng bá, bán qua kênh nào?” Một số cơ sở truyền thống đưa hàng qua đa kênh, có thể nói là ma trận bán trực tiếp - gián tiếp.

Lựa chọn kênh phân phối nhằm đưa hàng đến tay người mua hiệu quả

Các đơn vị còn lại trung thành với vài kênh  phân phối nhất định. Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas như: Hãng máy tính Dell, lúc trước chủ yếu bán hàng qua online. Khách hàng chọn sản phẩm, cấu hình, đặt hàng, nhà máy lắp ráp rồi giao qua đường chuyển phát nhanh.

Trong bối cảnh gần đây, kênh bán online sẽ là xu hướng chính trên thế giới. Lý do vì thói quen tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi. Đặc biệt cú hích sau Covid 19 thúc đẩy các doanh nghiệp bán trực tuyến nhiều hơn.

Riêng về kênh truyền thông, đây là cách thức đưa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Các kênh phổ biến doanh nghiệp có thể sử dụng là  đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác. Hay  kênh bán hàng trực tiếp gồm đội Sales, gian hàng trên mạng, điểm bán tại chỗ.

Quan hệ khách hàng

Doanh nghiệp cần xác định chính xác các mối quan hệ muốn thiết lập. Song song với đó phát triển và duy trì chúng đến đối tượng khách hàng.

Cách thức điển hình nhất là xây dựng trải nghiệm người dùng. Phần này cần bắt đầu từ lúc họ nhìn thấy thương hiệu trên mạng hay tại cửa hàng. Tiếp đó là cuộc gọi đầu tiên, đến người bảo vệ giữ xe, thu ngân, bảo dưỡng định kỳ…

Nhiệm vụ của quan hệ khách hàng là đưa người mua lên nấc thang cao hơn của lòng trung thành. Doanh nghiệp càng thành công, khách hội viên, người ủng hộ, fan hâm mộ càng nhiều.

Nguồn doanh thu

Đây là thành tố mô tả nguồn lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các đối tượng Shopper, người mua. Nhiều công ty nghĩ đơn thuần chỉ bán sản phẩm, dịch vụ cốt lõi mới tạo ra dòng tiền. 

Duy trì nguồn doanh thu với đa dạng cách khác nhau

Trên thực tế có N cách để thêm doanh thu, ví dụ về các hãng hàng không như Air France, Japan Airlines…Khi họ gặp vấn đề về nguồn tiền đã bán tài sản, rồi thuê lại. Hoặc đơn vị cấp chứng chỉ đại lý độc quyền, cho quảng cáo trên sản phẩm của mình.

Tài nguyên chính 

Để tạo ra các giá trị trên, bạn cần phải có nguồn lực chính duy trì việc kinh doanh. Đó có thể gồm tri thức, nhân lực và tài chính - là tài nguyên chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Chi tiết bao gồm:

  • Tiền mặt, nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị.
  • Nhân lực, văn phòng làm việc.
  • Kiến thức, kỹ năng của nhân sự đối với sản phẩm doanh nghiệp.

Các hoạt động chính yếu

Đây là thành tố mô tả các hoạt động phát triển, sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ. Tất cả hướng đến phân khúc khách hàng doanh nghiệp triển khai để duy trì việc kinh doanh.

Khi đơn vị dựa vào hoạt động chính giúp nhìn rõ chuỗi giá trị đang diễn ra. Trong đó sản xuất mang lại giá trị thấp nhất, ý tưởng R&D, hậu mãi có giá trị cao hơn. 

Đó là lý do các thương hiệu thế giới thường gia công lắp ráp tại Trung Quốc, Việt Nam. Các phần còn lại họ tập trung thực hiện ở nước sở tại.

Quan hệ đối tác

Quan hệ đối tác sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển kinh doanh. Thành tố mô tả mạng lưới bao gồm các nhà cung cấp, đơn vị khác. Nhờ họ mô hình hoạt động buôn bán thương mại có thể vận hành.

Giữ vững quan hệ hợp tác trong kinh doanh

Quan hệ đối tác trong mô hình kinh doanh Canvas có thể được phân loại như sau:

  • Liên minh chiến lược giữa các đối thủ cạnh tranh còn được gọi là cộng tác cùng nhau.
  • Mối quan hệ giữa người mua sắm hàng hóa và nhà cung cấp.
  • Nếu bạn bán hàng tạp hóa cho khách hàng, cần có nguồn cung cấp sản phẩm cho cửa hàng. Lúc này nhà phân phối, đại lý là một đối tác quan trọng.

Cấu trúc chi phí

Cấu trúc chi phí được hiểu gồm những khoản tiền doanh nghiệp cần để chi trả cho hoạt động. Trong mô hình kinh doanh Canvas, thành tố này thể hiện bằng một số đặc điểm phổ biến như:

  • Chi phí cố định không thay đổi trong một khoảng thời gian.
  • Chi phí biến đổi tùy theo phương sai sản xuất.
  • Tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi sản xuất tăng.

Bước quan trọng đầu tiên các Founder phải làm là xác định rõ ràng tất cả khoảng liên quan trên. Sự hiểu biết thành tố này là một trong những đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh tốt.

Một số chi phí có thể được giảm thông qua các biện pháp nhất định, rõ ràng. Trong khi số khác tăng nếu đầu tư vào một phần cụ thể. Điều đó sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai.

Trên đây Vuiapp.vn đã giải đáp cho bạn mô hình kinh doanh Canvas là gì và 9 thành tố tạo nên mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả. Bạn có thể áp dụng chúng dễ dàng vào xây dựng doanh nghiệp của mình.