Skip to main content
04/04/2022

Turnover Rate là gì? Lý do và cách giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự

Kiến Thức Văn Phòng

Turnover Rate là gì? Một câu hỏi dành cho những nhà lãnh đạo và bộ phận quản lý nhân sự tại doanh nghiệp. Bởi lẽ, đối tượng hướng đến ở đây chính là những người nhân viên trong nội bộ.

Dưới đây Vuiapp.vn sẽ giải đáp cho bạn Turnover là gì. Bạn cũng sẽ nhanh chóng nắm rõ Turnover Rate được tính như thế nào cũng như cách để hạn chế nó. Đọc tới cuối để biết cách giữ chân những nhân viên tài ba nhé!

Turnover Rate là gì?

Theo cách phân tích đơn giản nhất, Turnover Rate là tỷ lệ số người lao động nghỉ việc trên tổng số nhân viên bình quân trong một năm. Nó cũng có thể xác định dựa theo giai đoạn nhỏ hơn như quý hoặc tháng.

Tỷ lệ nghỉ việc đang có những sự biến động đáng chú ý mỗi năm

Vậy mục đích của Turnover Ratio là gì và liệu có cần thiết với doanh nghiệp không? Đó thực sự là yếu tố quan trọng, sử dụng để đo lường tốc độ thay đổi nhân sự. Chỉ số này còn có thể được chia nhỏ, theo cách phân loại sau:

- Thôi việc tự nguyện: Hay còn gọi là Voluntary, do các nguyên nhân chủ quan như bất mãn, bất hòa trong công việc.

- Không tự nguyện: Involuntary – đến từ lý do khách quan như về hưu, bệnh tật, chuyển nơi ở,…

Tìm hiểu Turnover Rate được tính như thế nào?

Sau khi đã hiểu Turnover Rate là gì, điều quan trọng hơn là phải biết cách tính. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị được ba đầu số liệu:

- Số nhân viên đang làm việc trong thời điểm đầu tháng: B – beginning.

- Lượng nhân viên còn công tác vào cuối tháng tương ứng: E – end.

- Số nhân viên đã nghỉ trong tháng đó ký hiệu là L –left.

Đầu tiên, bạn cần tính số lượng người lao động trung bình(Avg – average). Nó thực hiện thông qua công thức: 

Avg = [B + E] / 2.

Tiếp theo, hãy lấy số L ở trên chia cho Avg vừa tính ra rồi nhân với 100%. Như vậy, bạn đã tính được tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong tháng đó.

Tỷ lệ nhảy việc = [L/Avg] x 100.

Tuy nhiên, nhiều công ty chọn cách tính theo công thức ¼ hoặc hàng năm. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian đủ dài để thu thập số liệu. Qua đó sẽ dễ thấy xu hướng qua mỗi năm hơn.

Tỷ lệ nhảy việc theo năm = [L/ (số nhân viên đầu năm + cuối năm)/2] x 100.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ Turnover Rate cao hơn hẳn

Vậy nguyên nhân dẫn tới xu hướng gia tăng của Turnover Rate là gì? Nhân sự tại mỗi doanh nghiệp sẽ có thiên hướng nghỉ việc khác nhau. Tổng kết lại, nếu tỷ lệ quá cao, bạn nên cân nhắc tới các khía cạnh sau.

Không được công nhận xứng đáng

Như đã biết, nhân viên là nhân tố trọng tâm cần đánh giá khi tìm hiểu Turnover Rate là gì. Sẽ ra sao nếu họ không được công nhân công sức xứng đáng? Khi mới được vào làm, họ tương đối nhiệt huyết, chăm chỉ. Họ sẵn sàng làm thêm giờ, hy sinh thời gian cá nhân.

Tỷ lệ cao Turnover Rate cao chứng tỏ đây là dấu hiệu đáng báo động 

Tuy vậy, những người này lại không được nhìn nhận đúng mức, kịp thời. Dần dần sẽ dẫn tới cảm giác chán nản, không muốn cống hiến. Nghỉ việc chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi.

Khó tìm được cơ hội phát triển cá nhân

Không tìm được cơ hội phát triển là điều giúp trả lời câu hỏi nguyên nhân Turnover Rate là gì. Các thành viên không nhận được cơ hội để bứt phá cả năng lực lẫn chức danh. Điều này gây ra nhiều bất lợi hơn với những người có tính tham vọng, có tố chất lãnh đạo.

Họ hiểu rằng nếu chuyển việc sẽ được trọng dụng và tỏa sáng hơn. Điều đó kéo theo nhiều lợi ích về danh dự, độ tin cậy và tiền bạc.

Mối quan hệ giữa độ khó công việc và  Staff Turnover là gì?

Như đã biết, không có môi trường để phát triển là lý do dẫn đến nghỉ việc nhau. Theo thái cực ngược lại, nếu chịu nhiều áp lực, rủi ro, họ cũng đưa ra quyết định tương tự. Nhìn cụ thể hơn, bạn sẽ thấy rõ mối quan hệ giữa KPI và Turnover Rate là gì.

Yêu cầu quá lớn về KPI dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc cao

Cấp trên đưa ra chỉ tiêu quá phi lý làm nhân viên cảm thấy sợ hãi. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn không thể đáp ứng được và nhen nhóm ý định nhảy việc.

Khó hòa hợp

Khó hòa hợp cũng là câu trả lời cho nguyên nhân dẫn đến Turnover Rate là gì. Điều này sẽ dễ nhận ra khi nhiều nhân viên xin nghỉ dưới cùng một quản lý. Nó cho thấy sự thiếu hợp tác giữa sếp và cấp dưới. Điều đó cũng có thể xảy ra tương tự trong mối quan hệ đồng nghiệp với nhau.

Bạn cần nhớ rằng đây là tình trạng nhân viên bỏ sếp, chứ không phải bỏ công ty. Nên xem xét những tiêu cực đó đến từ phía nào và sớm có cách giải quyết.

Cách để hạn chế Turnover Rate là gì?

Khi đã hiểu được nguyên nhân, bạn cũng phần nào đoán được cách hạn chế Turnover Rate là gì. Để đưa ra các phương pháp cần có sự phân tích, khéo léo trong hành xử. Quan trọng hơn, đó là cách chính sách nhân sự hiệu quả. Các gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn điều muốn nói tới.

Chọn đúng người ngay từ đầu

Đây là một trong những câu trả lời khi được hỏi cách hạn chế Turnover Rate là gì. Trước khi tính đến chuyện giữ nhân viên, hãy tuyển đúng người. Nhiều nhà tuyển dụng tập trung quá nhiều vào yếu tố kỹ năng và chuyên môn.

Văn hóa công ty ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nghỉ việc ở nhân sự

Thế nhưng họ quên việc đánh giá liệu có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Điều này là rất quan trọng để công việc diễn ra suôn sẻ, gắn bó lâu dài. Để làm được, bạn cần hỏi ứng viên các câu hỏi hành vi.

Qua đó sẽ biết được cách họ ứng xử trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên cho ứng viên xem qua một số thông tin về công ty. Họ sẽ chủ động rút lui nếu thấy bản thân chưa phù hợp.

Tuyển dụng đi đôi với chiến lược phát triển trong tương lai

Nhân sự là yếu tố cốt lõi, đóng góp vào sự thành bại của doanh nghiệp. Thế nên, các chiến lược liên quan tới chiêu mộ, sử dụng và phát triển cần được chú trọng. Nó phải trở thành một mục tiêu thiết yếu trong doanh nghiệp.

Phỏng vấn những người đã quyết định nghỉ để hiểu hơn về mong muốn

Nhờ vậy, các công ty không chỉ phát triển quy mô, số  lượng mà còn bao gồm cả chất lượng. Hãy thử tưởng tượng lãnh đạo đề ra mục tiêu có thêm 1000 khách hàng mỗi năm. Thế nhưng, số lượng nhân viên đáp ứng không đủ sẽ dẫn tới điều gì?

Vì thế, hoạt động tuyển dụng cần đi đôi với tầm nhìn, chiến lược hoạch định. Nó sẽ giảm bớt phần nào lo lắng khi tìm hiểu Turnover Rate là gì.

Phỏng vấn người nghỉ việc

Nếu đã quen với phỏng vấn xin việc, thì giờ hãy làm quen với khái niệm phỏng vấn nghỉ việc. Đó chính là một buổi trò chuyện với người sắp nghỉ việc để họ chia sẻ lý do. Điều này mang tới những tác dụng đáng kể sau đây:

- Qua lăng kính của nhân viên, văn hóa doanh nghiệp trông như thế nào? Họ có cảm thấy sếp và đồng nghiệp tôn trọng mình hay không?

- Tìm ra cách để đánh giá nhân viên hợp tình, hợp lý hơn. Qua đó giúp tăng cường mối quan hệ trong nội bộ công ty.

- Tìm hiểu những mong muốn của nhân viên về cơ hội được phát triển và đào tạo.

- Thu thập được mức lương chiêu mộ người mới ở công ty khác là bao nhiêu?

- Tìm ra cách tạo động lực, thuyết phục nhân viên gắn bó dài lâu hơn.

- Nâng cao uy tín của công ty bằng cách thể hiện sự quan tâm, công minh dù người đó nghỉ việc.

- Tìm ra vấn đề thực sự khiến họ phiền lòng khi ra quyết định.

Không có công ty nào được đánh giá là tuyệt vời nếu tỷ lệ giữ chân nhân viên thấp. Để không chảy máu chất xám nên có hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Hy vọng rằng câu trả lời Turnover Rate là gì đã làm cho độc giả của Vuiapp.vn thỏa mãn.