Skip to main content
03/02/2022

Agile Marketing là gì? Cách vận hành Agile Marketing hiệu quả

Kiến Thức Văn Phòng

Agile Marketing xuất phát từ phương pháp luận Agile, dùng quản lý team Marketing hiệu quả. Thực tế trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng ban này chỉ gồm 5-7 người. Bên cạnh đó, khối lượng công việc chồng chất như: Chạy Event, viết Content, quản lý Social Media,...

Vậy Agile Marketing là gì? Làm thế nào để vận hành Agile Marketing đem lạik hiệu quả cao nhất? Bài viết dưới đây Vuiapp.vn sẽ chia sẻ với bạn tất cả những điều cần biết về Agile Marketing, hãy cùng theo dõi nhé.

Agile Marketing là gì?

Agile Marketing là cách nhóm công việc thành từng vòng ngắn và thực hiện liên tục. Sau đó, mỗi lượt tiếp theo lại cố gắng hoàn thiện, tối ưu hơn lần trước. Phương pháp đề cao việc thử - sai - sửa khác hẳn mô hình Waterfall trước đây phòng Marketing sử dụng.

Agile Marketing - phương pháp mang tính linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả về chi phí vận hành

Bên cạnh đó, Agile Marketing có tính linh hoạt rất cao và mới áp dụng vào ngành tiếp thị gần đây. Những người thiết lập mô hình này đã xây dựng hệ thống nguyên tắc và tuyên ngôn riêng. Tuy nhiên, họ vẫn giữ cấu trúc tương tự như trong phát triển sản phẩm.

Mục đích cuối cùng nhằm giúp team vận hành nhanh, thông minh, hiệu quả, đúng trọng tâm. Thêm nữa, việc áp dụng Agile Marketing sẽ cải thiện tính hợp tác, năng lực thích nghi của nhân viên. Đặc biệt nhất trong đó là khả năng ra sản phẩm cuối cùng, liên tục và liên tục.

Những lợi ích đến từ phương pháp Agile Marketing

Việc vận dụng phương pháp Agile Marketing mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

  • Tính minh bạch: Toàn bộ công ty hiểu điều gì đang diễn ra tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào. Sau đó có thể dễ dàng xác định trình tự công việc ưu tiên.
  • Năng suất: Một nhóm có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong cùng thời gian nhất định.
  • Tính linh hoạt: Khi thông tin mới thu thập hoặc ý tưởng vừa xuất hiện, doanh nghiệp có thể thực hiện lập tức.  Đồng nghĩa với việc không cần phải đợi hết kế hoạch quý hay năm. Khả năng điều chỉnh này sẽ giúp hoạt động tiếp thị của bạn đi đúng hướng.
  • Sự rõ ràng: Các công việc quan trọng được ưu tiên thực hiện trước nhất. Ngược lại ít quan trọng hơn sẽ được giảm thiểu thời gian và mức độ ưu tiên xuống.
  • Kết quả: Bất kỳ hoạt động tiếp thị nào cũng đều hướng đến mục tiêu cải thiện, tăng lợi nhuận. Agile for Marketing là cách tiếp cận “mọi người vì một người và một người vì mọi người”. Cho nên mỗi thành viên phải luôn thay đổi cách làm việc để hợp với nhóm. 

Thành công của team Marketing phụ thuộc vào sức mạnh của các nhân tố bên trong. Ngoài ra, khi bạn thực hiện theo Agile Marketing sẽ trau dồi thêm tính kỷ luật, tính đồng đội.

Một số thuật ngữ thường gặp trong Agile Marketing

Thuật ngữ đầu tiên là Backlog, tức danh sách dự án và yêu cầu công việc được giao cho team Agile. Các đầu việc khi đưa vào Sprint gọi là Stories. Và sau đó, chúng được xếp hạng độ ưu tiên dựa trên “Story Point”.

Một số thuật ngữ dùng trong phương pháp Agile Marketing

Thuật ngữ thứ 2 - Sprint, mang nghĩa một quãng thời gian kéo dài từ 2-4 tuần. Trong lúc này team Marketing sẽ phối hợp để hoàn thành hết các Story được giao trên Backlog.

Thứ 3- Story Point chính là đơn vị đo lường độ phức tạp và thời gian cần thiết để hoàn thành Story. Thông thường một giờ được tính là một Point. Tuy nhiên, tùy theo tính chất công việc sẽ linh động quy ước cho điểm riêng.

Từ tiếp theo - Storyboard được hiểu là một giao diện bằng bảng trắng hoặc phần mềm. Trên đó thể hiện tất cả các công việc trong một quãng thời gian dưới dạng các tấm thẻ. Những chiếc Card này sẽ di chuyển vị trí tùy theo tiến độ công việc.

Thuật ngữ cuối cùng - Swimlane bao gồm các cột chia Storyboard thành nhóm trạng thái. Cụ thể như: Chuẩn bị chạy, đang chạy, đang chờ duyệt,…Các tấm thẻ dựa vào đó sẽ di chuyển từ cột này sang cột khác theo tiến độ công việc.

Cách thức vận hành Agile Marketing hiệu quả

Agile Marketing sở hữu đặc tính thích nghi nhưng luôn đảm bảo làm theo các kế hoạch quan trọng. Từ điểm mạnh này, bạn còn chần chừ gì thêm khi không tìm hiểu ngay cách thức vận hành phương pháp. Tất cả sẽ được nêu ra vô cùng chi tiết theo nội dung sau:

Khởi đầu với Sprint Planning 

Sprint Planning - đúng như cái tên bao gồm chuỗi kế hoạch Sprint lập nên sau buổi họp. Tại đây có sự tham gia của ban lãnh đạo, đội Sales, đội Developer. Khi kết thúc, cả team sẽ thống nhất được mục tiêu cần đạt, đầu việc và phân công nhiệm vụ.

Một buổi họp lập kế hoạch Sprint 

Cụ thể nội dung của buổi Sprint Planning sẽ tiến hành từ đánh giá Backlog bao gồm:

  • Ước lượng khoảng thời gian triển khai cần thiết.
  • Tính toán mức độ ưu tiên của các đầu việc.
  • Xác định trình tự nhiệm vụ được xử lý trong Sprint.

Phần việc tiếp theo trong buổi họp, mọi người sẽ lên kế hoạch cho quãng thời gian dự án. Họ cùng nhau thu thập các thông tin về số giờ xử lý công việc của từng thành viên. Sau đó, người quản lý phân công các đầu việc cho đồng đội của mình.

Trong buổi Sprint Planning, mỗi nhân sự cũng được tham gia thảo luận. Họ nói rõ về khối lượng công việc mình có thể đảm nhận. Chính vì vậy, Agile luôn thúc đẩy tính tự giác cam kết công việc của các thành viên cao hơn.

Vận hành Sprint bằng Standup Meeting

Một đặc trưng của Sprint là những buổi họp hàng ngày theo dạng cuộc họp đứng. Thời gian chỉ kéo dài tối đa 15 phút, lúc này mỗi nhân viên sẽ lần lượt báo cáo về 3 vấn đề:

  • Cá nhân đã làm được gì ngày hôm trước.
  • Hôm nay sẽ làm gì tiếp theo.
  • Có vấn đề gì cản trở khả năng hoàn thành công việc đảm trách hay không.

Dựa theo đó, người quản lý sẽ điều chỉnh các đầu việc tùy theo báo cáo của từng thành viên.

Tổng kết hoàn thiện qua Sprint Retrospective

Vào cuối chu trình, sẽ có 2 buổi họp lần lượt diễn ra. Đầu tiên là Sprint Review, kéo dài tối đa 2 tiếng với sự tham gia của lãnh đạo, đội Sales, team Developer. 

Buổi họp tổng kết hoàn thiện theo phương pháp Agile Marketing

Mục tiêu của buổi này nhằm tổng kết những gì đã đạt được trong Sprint Planning. Đồng thời xác định những đầu việc còn sót lại hoặc cân nhắc bổ sung các đầu việc mới. Tất cả sẽ gom chung đưa vào Backlog trong buổi lập kế hoạch tiếp theo.

Buổi Sprint Review trên đây rất quan trọng với phương pháp Agile Marketing. Đơn giản vì thông qua đó, công ty nắm được đội Marketing đang làm gì và đem lại kết quả gì.

Về buổi họp thứ 2 là Sprint Retrospective sẽ đi sâu vào câu hỏi “làm như thế nào”. Cuộc nhóm gặp kéo dài tối đa 1 tiếng, chỉ có team Marketing tham gia. Họ thảo luận Sprint vừa rồi đã làm tốt và cần cải thiện những điểm nào?

Bổ sung người dùng Stories

Một đặc trưng khác của Agile Marketing chính là góc độ khách hàng trong sản phẩm cuối. Nhằm để các hoạt động tiếp thị đạt được hiệu quả cần phải xây dựng dựa trên Insights . Đó gọi là những "Người dùng Story" và sẽ được bổ sung vào sản phẩm cuối của Sprint.

Các thức này như là một tình huống kiểm tra sản phẩm. Kết quả cuối cùng hướng đến làm sao đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, tất cả phải giúp người mua trải qua hành trình mua sắm thật dễ dàng.

Ví dụ khi bạn đang làm Marketing cho máy ảnh, một người dùng Story sẽ được vẽ ra như sau: 

  • Là một bà mẹ có con chơi thể thao, muốn cân nhắc nhiều loại máy ảnh khác nhau.
  • Mục đích sử dụng để chụp ảnh nhanh các trận đấu.
  • Thu thập hình ảnh đẹp nhằm chia sẻ với bạn bè và gia đình.

Theo đó, chiến dịch Marketing cần điều chỉnh hướng tới tập khách hàng mục tiêu. Không ai khác ngoài các bà mẹ trẻ có con chơi thể thao.

Trên đây là toàn bộ những gì quý độc giả cần nắm để sẵn sàng bắt đầu với Agile Marketing. Nếu cần thêm kiến thức chuyên ngành khác, đừng ngần ngại truy cập Vuiapp.vn bạn nhé!