Skip to main content
01/02/2022

Recruitment Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Recruitment Marketing

Kiến Thức Văn Phòng

Recruitment Marketing không chỉ đóng vai trò đơn thuần như một hoạt động tuyển dụng. Chiến lược này có tác động trực tiếp tới lợi nhuận và sự phát triển của các doanh nghiệp.

Vậy khái niệm Recruitment Marketing là gì? Cần làm gì để xây dựng kế hoạch Marketing trong tuyển dụng? Dưới đây Vuiapp.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này cũng như cung cấp những kiến thức hữu ích về Recruitment Marketing, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Recruitment Marketing là gì?

Recruitment Marketing (Tiếp thị tuyển dụng) là quá trình thu hút và nuôi dưỡng những cá nhân tài năng cho tổ chức. Mục tiêu chính là thúc đẩy, định hướng ứng viên nộp đơn vào vị trí công ty cần tuyển dụng. Đây được coi như cách tiếp cận thị trường lao động đầy chủ động.

Recruitment Marketing giúp việc tuyển dụng trở nên chiến lược hơn

Recruitment Marketing biến việc tuyển dụng không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ của bộ phận nhân sự. Để đạt thành công, các phòng ban cần có sự hợp tác, đặc biệt là Marketing.

Đây cũng được coi là bước đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình Talent Acquisition. Sự thật chỉ ra Marketing nhân sự đã đưa việc tuyển dụng lên tầm cao mới. Chuyên nghiệp, hiệu quả và đổi mới là những đặc tính của hoạt động chiến lược này.

So sánh cách tuyển dụng truyền thống và Recruitment Marketing

Để hiểu rõ hơn bản chất Recruitment Marketing, bạn nên đưa ra sự so sánh với cách làm truyền thống. Liệu đây có phải phương pháp cần được đón nhận và sử dụng phổ biến hơn trong thời gian tới? Độc giả sẽ tự đánh giá được thông qua bảng phân tích dưới đây.

Không khó để nhận ra sự cải tiến so với cách tuyển dụng truyền thống

 

Tuyển dụng thông thường

Recruitment Marketing

Cách tiếp cận

Reactive(phản ứng): Được bắt đầu khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Proactive(chủ động): Duy trì sự nỗ lực không ngừng để sở hữu trước  một danh sách nhân tài.

Mối quan hệ

- Mối quan hệ một – một.

- Đánh giá và liên hệ với từng ứng viên.

- Mối quan hệ một – nhiều đối tượng.

- Tìm kiếm, đánh giá đặc tính mà nhóm đối tượng cần có thay vì tập trung vào người cụ thể.

Cách vận hành

Thường vận hành với một bộ phận độc lập trong tổ chức.

Vận hành trơn tru nhờ sự phối kết hợp giữa các thành viên HR và phòng ban khác.

Người có trách nhiệm

- Nhà tuyển dụng.

- Chuyên gia nhân sự.

- Giám đốc tuyển dụng.

- Giám đốc Recruitment Marketing.

- Quản lý nhân sự.

- Chuyên gia nhân sự.

- Content Marketer.

Lợi ích nổi bật của Recruitment Marketing

Recruitment Marketing đem lại những lợi ích nhất định trong thị trường tuyển dụng đầy cạnh tranh. Ưu điểm đó không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm đúng người cho vị trí phù hợp. Đây còn là cách tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh.

Chủ động tìm kiếm/chọn lọc ứng viên tài năng

Recruitment Marketing cho phép nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên tiềm năng chủ động hơn. Việc chỉ đăng mô tả công việc và chọn lọc các đơn đăng ký đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, bạn sẽ điều chỉnh thông điệp phù hợp với những gì ứng viên dễ bị thu hút.

Điều này giúp công ty không chỉ tạo được sự chú ý với những người có bằng cấp. Thay vào đó, các phẩm chất phù hợp ở nhóm ứng viên cũng sẽ được tìm thấy.

Bên cạnh đó, chiến lược này cũng khắc phục được sai lầm so với cách làm truyền thống. Đó là chỉ tìm kiếm nhân tài khi doanh nghiệp đang trống vị trí nhất định. Việc luôn có đủ danh sách ứng viên sáng giá giúp bạn không rơi vào thế bị động.

Tăng khả năng “giữ chân” nhân viên tài năng

Cách tuyển dụng kết hợp với Marketing giúp công ty chọn được đúng người. Nhiều khả năng họ sẽ gắn bó lâu dài vì lý tưởng và đam mê của hai bên giống nhau. Tỷ lệ “giữ chân” cao đồng nghĩa với việc ít có những biến động, thay đổi trong nhân sự.

Recruitment Marketing giúp xây dựng lòng trung thành ở nhân viên

Doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí cho hoạt động tuyển dụng liên tục và đào tạo từ đầu. Đây cũng là cách gián tiếp để đem lại tổng lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Củng cố thương hiệu

Thương hiệu không chỉ được củng cố nhờ vào khách hàng. Recruitment Marketing cũng tác động đến phương diện này theo hướng tích cực. Bởi lẽ, khi tiến hành chiến lược thu hút nhân tài, tổ chức cần thực hiện những hoạt động như:

- Thiết kế, đổi mới trang web tuyển dụng, chia sẻ cơ hội công việc.

-  Quảng bá trên các truyền thông xã hội.

- Cải thiện các ứng dụng và quy trình phỏng vấn.

Đây chính là cách gián tiếp thể hiện “bộ mặt”, cách thức làm việc chuyên nghiệp của công ty. Bởi lẽ, đối tượng nhìn thấy những thông tin tuyển dụng không chỉ là người có nhu cầu việc làm. Trong số đó, rất nhiều người sẽ là khách hàng, đối tác của bạn trong tương lai.

Tăng tính đa dạng

Marketing nhân sự không chỉ thu hút số lượng lớn người quan tâm, mà còn đa dạng về đối tượng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ Internet như hiện này là một điều kiện rất thuận lợi. Đa văn hóa, giới tính và sắc tộc giúp tổ chức trở thành chỉnh thể toàn diện và đa nhiệm.

Đa dạng hóa tạo nên một nhóm có sức mạnh toàn diện

Điều này đã và đang được những công ty toàn cầu ứng dụng rất tốt. Tính hiệu quả đã chứng minh qua nghiên cứu của McKinsey:

- Sự đa dạng về giới tính trong đội nhóm giúp cho khả năng làm việc tăng lên 15%.

- Những bộ phận có sự kết hợp của nhiều sắc tộc cũng tăng hiệu quả lên hơn 35%.

Cách xây dựng chiến lược Recruitment Marketing

Chiến lược chỉ có thể hoạt động khi biết cách lên kế hoạch và cụ thể hóa. Vậy những bước cần có để Recruitment Marketing gặt hái thành công là gì? Bạn sẽ biết điều này thông qua hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên trong Recruitment Marketing. Người đứng đầu tập hợp một nhóm đa chức năng, cùng đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất. Giả sử một công ty công nghệ đang có ý tưởng Recruitment Marketing. Họ cần có sự tham gia của các thành viên gồm:

- Người dẫn dắt: Quản lý nhân sự.

- Các thành viên khác đến từ: Bộ phận Marketing, sales và chuyên viên.

Cả nhóm thảo luận đi tới quyết định về mục tiêu cần đạt. Đó là tăng số lượng người tìm kiếm công việc ghé thăm website, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi từ:

- Người có nhu cầu tìm việc trở thành ứng viên.

- Ứng viên chuyển thành nhân sự chính thức.

Xác định tiêu chí ứng viên

Bước tiếp theo trong Recruitment Marketing là sử dụng công cụ phân tích. Điều này nhằm hướng đến việc phát triển những nhóm tính cách, đặc điểm cần có ở ứng viên lý tưởng. Chúng có thể là các yếu tố như:

Đề ra tiêu chí ứng viên luôn là bước không thể thiếu

- Mục tiêu nghề nghiệp.

- Trình độ học vấn.

- Kinh nghiệm làm việc.

- Nơi họ tìm kiếm thông tin tuyển dụng.

- Những con người và nguồn lực tác động tới quyết định của họ.

- Nhu cầu và giá trị của người ứng tuyển.

Bạn nên tham khảo tiêu chí ứng viên từ các tổ chức chuyên về tuyển dụng hoặc những tập đoàn. Tuy nhiên, mọi thứ cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế cũng như lĩnh vực hoạt động.

Thiết lập và thúc đẩy EVP

EVP còn được biết đến là định vị giá trị cho nhân viên. Trong hoạt động này cần truyền đạt ngắn gọn những điểm độc đáo về văn hóa công ty. Khi thông tin này đi đến ứng viên, họ sẽ nhận ra:

- Doanh nghiệp bạn là gì?

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực/chuyên ngành nào?

- Sứ mệnh, nhiệm vụ là gì?

EVP cần có sự thống nhất giữa công ty và bên tuyển dụng thứ ba. Thông điệp truyền đi một cách thu hút sự chú ý của người tìm việc nhất. Với mạng xã hội như Facebook, bạn sẽ thực hiện điều này nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Sáng tạo nội dung

Sáng tạo nội dung là hoạt động cốt lõi, tạo nên sự khác biệt ở Recruitment Marketing. Ứng viên tiếp cận hàng ngàn thông tin mỗi ngày. Vì thế, Content sẽ là cách để gây sự chú ý, giúp họ dừng lại để đọc thông tin tuyển dụng.

Sáng tạo nội dung tuyển dụng thu hút trên nền tảng mạng xã hội là cách làm mới

Không chỉ có vậy, đây còn là cách thể hiện văn hóa công ty, môi trường làm việc,…Đối tượng sẽ phần nào biết được rằng liệu họ có phù hợp với mô hình hoạt động như vậy không. Thông thường, Marketer phối hợp với nhân sự để đưa ra nội dung dưới dạng:

- Infographic.

- Video tuyển dụng.

- Slideshare.

- Blog nghề nghiệp…

Làm cho nội dung thân thiện với thiết bị di động và dễ tìm kiếm

Thế hệ Millennials sử dụng thiết bị di động liên tục, mỗi ngày để tìm kiếm thông tin. Vì thế, nội dung tạo ra cần phải dễ dàng truy cập trên những loại hình này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý tới kỹ thuật sau:

Nội dung cần tối ưu hóa trên điện thoại thông minh

- Tối ưu hóa từ khóa cho công cụ tìm kiếm trên nhiều nền tảng.

- Đăng nội dung trên mạng xã hội: Twitter, LinkedIn và Facebook.

-Liên tục làm mới nội dung.

- Tương tác.

- Giải quyết các nhận xét thiếu tính xây dựng.

Phối hợp Inbound-Outbound Marketing

Để Recruitment Marketing thành công, bạn cần phải phối kết hợp giữa Inbound và Outbound. Vậy hai thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Độc giả sẽ nhanh chóng hiểu sau khi đọc về khái niệm của chúng.

Kết hợp Inbound - Outbound giúp tối ưu hiệu quả

- Outbound Marketing là cách tiếp cận trực tiếp ứng viên tiềm năng. Điều này thực hiện thông qua những hoạt động như: Đăng mô tả công việc, chạy quảng cáo… Một hình thức khác phổ biến nhất hiện nay là làm việc với bên tuyển dụng thứ ba.

- Inbound Marketing tập trung vào việc tạo nội dung thu hút ứng viên. Thông tin phải kết nối với sở thích, dễ dàng truy cập trực tuyến, đặc biệt là mạng xã hội.

Hai hình thức này phải được quảng bá trên đa kênh để thu hút ứng viên tiềm năng. Thông thường, hoạt động Inbound chiếm ít nhất 30 – 40%. Với những công ty ở dạng Startup, con số này thường cao hơn nhiều.

Như vậy, đây là một chiến lược tuyển dụng hiệu quả dành cho các doanh nghiệp và tổ chức. Để thực hiện thành công cần kế hoạch rõ ràng và sự phối kết hợp linh hoạt. Vuiapp.vn tin rằng độc giả sẽ áp dụng Recruitment Marketing thành công trong thực tiễn.