Skip to main content
22/05/2022

14 chỉ số tài chính quan trọng sử dụng phổ biến hiện nay

Kỹ Năng Văn Phòng

Các chỉ số tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mỗi doanh nghiệp. Khi nắm bắt rõ được việc này giúp bạn đánh giá hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng.

Dưới đây là các chỉ số tài chính cơ bản quan trọng được sử dụng nhiều nhất và ý nghĩa của từng loại chỉ số mà Vuiapp.vn đã tổng hợp. Bạn quan tâm đừng bỏ qua thông tin hữu ích này nhé!

1. Phân tích tỷ lệ - Một trong các chỉ số tài chính quan trọng

Nhắc đến các tỷ số tài chính không thể bỏ qua việc phân tích tỷ lệ. Công cụ này được phát triển nhằm đưa ra những phân tích định lượng. Căn cứ vào đó bạn dễ dàng so sánh giữa các công ty, từng ngành, lĩnh vực với nhau.

Phân tích tỷ lệ giúp doanh nghiệp có được con số so sánh rõ ràng

Thế nhưng, giữa các ngành và lĩnh vực sẽ có tỷ lệ tài chính khác nhau. Ngoài ra, bạn cần phân tích các xu hướng này trong tỷ lệ của công ty, không nên nhấn mạnh vào một con số trong giai đoạn cụ thể. Theo đó, tỷ lệ tài chính được chia ra làm bốn loại là hoạt động, thanh khoản, khả năng thanh toán và lợi nhuận.

2. Tỷ lệ hoạt động - Các chỉ số tài chính cơ bản

Các chỉ số tài chính cơ bản cũng cần đề cập tới tỷ lệ hoạt động. Bằng cách này bạn có thể đo lường hiệu quả của một công ty thông qua cách sử dụng tài sản.

Tỷ lệ hoạt động là một trong các chỉ số tài chính các công ty/doanh nghiệp thường xuyên sử dụng

Các tỷ lệ này trình bày rõ ràng thông qua lượng hàng tồn kho mỗi năm. Chúng sẽ được tồn kho mỗi năm bổ sung hoặc các khoản phải thu nhập bao nhiêu.

3. Các chỉ số tài chính trong kinh doanh

Các chỉ số tài chính trong kinh doanh còn phải kể đến là vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả. Tất cả sẽ được phân tích chi tiết trong bảng sau:

Hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả là các chỉ số quan trọng trong kinh doanh

Vòng quay hàng tồn kho

Được so sánh qua các năm để nhận định về năng lực quản trị hàng tồn kho tốt hay xấu. Hệ số này thể hiện rõ tốc độ quay vòng của hàng hóa nhanh hay chậm.

Nếu như hệ số này nhỏ chứng tỏ tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Đồng thời, hệ số quay vòng hàng tồn kho cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, gặp ít rủi ro hơn.

Vòng quay khoản phải thu

Chuyên dùng để đo mức nhanh chóng, hiệu quả của công ty thu thập trên các hóa đơn chưa thanh toán. Giúp doanh nghiệp biết được cần thu thập bao nhiêu lần và chuyển thành tiền mặt khách hàng của mình.  Nếu các khoản phải thu rất cao chứng tỏ chính sách tín dụng quá nghiêm ngặt khiến cho doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội bán hàng. 

Vòng quay khoản phải thu chuyên dùng để đo các hóa đơn chưa thanh toán

Các chỉ số tài chính - Vòng quay khoản phải trả

Đây là một trong các chỉ số tài chính dùng để đo lường mức độ nhanh chậm của công ty trả hết tiền nợ cho nhà cung cấp. Nếu chỉ số cao cho thấy công ty đang thanh toán cho các chủ nợ nhanh và ngược lại. Chỉ số này có công thức tính cụ thể:

Vòng quay khoản phải trả = Doanh thu mua hàng thường niên/Các khoản phải trả trung bình.

4. Các chỉ số đánh giá tình hình tài chính - Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản tiếp tục là các chỉ số tài chính quan trọng của một doanh nghiệp. Theo đó, công ty sẽ sử dụng tài sản của mình để tiếp tục tạo ra doanh thu

Nếu như tỷ lệ vòng quay tài sản thấp cho thấy công ty sử dụng không hiệu quả tài sản. Thậm chí, doanh nghiệp này đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt nghiêm trọng. Muốn khắc phục tình trạng này đơn vị kể trên cần sử dụng nhiều vốn hơn thay vì tăng cường đội ngũ lao động.

Vòng quay tài sản cho thấy công ty sử dụng tài sản hiện có để tạo ra doanh thu

5. Tỷ lệ thanh khoản

Song song với tỷ lệ lợi nhuận, tỷ số thanh khoản cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Chúng đặc biệt quan trọng với các chủ nợ vì đo lường khả năng vững chắc, đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn.

Tỷ lệ thanh khoản giúp đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn

Mỗi doanh nghiệp có mức độ thanh khoản khác nhau. Điển hình như ngành công nghiệp cần nhiều tiền mặt hơn các lĩnh vực khác để mua hàng chế tạo. 

6. Tỷ lệ hiện tại

Tính toán được tỷ lệ hiện tại sẽ giúp bạn biết công ty có thể trả hết các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu như trong trường hợp khẩn cấp cần thanh lý tài sản hiện tại. Bên cạnh đó, người đứng đầu cũng dễ dàng nhận thấy khó khăn hay lợi thế trước mắt.

Tỷ lệ hiện tại cho biết công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thế nào

Nếu như tỷ lệ hiện tại cao cho thấy mức độ thanh khoản tốt, ít bị siết chặt về tiền mặt. Thế nhưng, nếu con số này tăng đột biến lại thể hiện mức hàng tồn kho đang quá nhiều,

Mặt khác, tỷ lệ hiện tại thấp chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ. Vì thế, muốn khắc phục tình trạng này cần phải nhanh chóng tìm ra phương án và kế sách.

7. Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh là các chỉ số tài chính thanh khoản nghiêm ngặt hơn. Theo đó các chuyên gia sẽ tiến hành so sánh tiền mặt, chứng khoán, các khoản phải thu, khoản nợ hiện tại với nhau. Việc này giúp bạn nắm rõ các chi tiết đơn hàng và nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh khoản. 

Tỷ lệ khả năng thanh toán có tính nghiêm ngặt cao

Bên cạnh đó, các đơn hàng có thể chiếm phần lớn tài sản trong công ty nhưng không dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thanh lý với giá trị thấp,

8. Tỷ lệ tiền mặt

Tỷ lệ tiền mặt có sự đáng tin cậy cao với công thức tính cụ thể như sau”

Tỷ lệ tiền mặt = Tiền mặt, chứng khoán thị trường ngắn hạn/Các khoản nợ hiện tại.

Trong trường hợp đặc biệt, chứng khoán thị trường ngắn hạn dễ dàng được thanh lý trên sàn giao dịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp dễ phải đối mặt với tình trạng bị giảm giá khi thị trường lâm vào khủng hoảng.

Tỷ lệ tiền mặt có tính thanh khoản “bảo thủ” nhưng đáng tin cậy

9. Tỷ số khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán cho biết công ty có thể đáp ứng được nghĩa vụ dài hạn hay không. Các chỉ số tài chính này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, đó cũng là cách để người đứng đầu nhận định đủ dòng tiền để trả lãi, thanh toán các khoản phí cố định khác hay không.

Tỷ số khả năng thanh toán giúp công ty đo lường việc đáp ứng các nghĩa vụ dài hạn

Trong trường hợp công ty không đủ dòng tiền, có nhiều nợ có thể dẫn đến phá sản. Vì thế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải lưu tâm đến vấn đề này.

10. Các chỉ số tài chính nợ

Song song với các chỉ số tài chính kể trên việc thống kê nợ cũng vô cùng quan trọng. Điển hình như sau:

  • Nợ trên tài sản tỷ lệ: Khả năng thanh toán cơ bản của doanh nghiệp, đo lường phần trăm của tổng tài sản đang được tài trợ bằng nợ. Nếu như công ty có con số cao chứng tỏ đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn làm tăng rủi ro và ngược lại.
  • Tỷ lệ nợ trên vốn: Được đo lường trên tổng số vốn của một công ty.
  • Nợ cho vốn chủ sở hữu: Được đo lường giữa số vốn nợ công ty sử dụng so với lượng vốn chủ sở hữu.
  • Tỷ lệ bảo hiểm lãi suất: Có tên gọi khác là số lần lãi thu được. Dùng để đo lường dòng tiền của công ty khi thanh toán lãi.
  • Tỷ lệ lợi nhuận: Bao gồm nhiều tỷ lệ khác như tỷ lệ phổ biến, tỷ suất lợi nhuận gộp, hoạt động và lợi nhuận ròng. Đo lường khả năng kiếm được lợi nhuận tương xứng.

Như vậy, các chỉ số tài chính nợ có rất nhiều loại khác nhau. Càng tính toán kỹ lưỡng bao nhiêu bạn càng có được những thống kê chính xác bao nhiêu.

Các doanh nghiệp cần tính toán chi tiết các chỉ số tài chính nợ

11. Biên lợi nhuận gộp

Chỉ số biên lợi nhuận gộp không bị ảnh hưởng khi cạnh tranh tăng lên. Nếu như công ty có các chỉ số tài chính lợi nhuận gộp cao chứng tỏ sản phẩm chất lượng. 

Biên lợi nhuận gộp quyết định trực tiếp tới giá cả và chi phí sản phẩm

Thế nhưng, điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ các đối thủ khác sẽ tìm cách thâm nhập thị trường. Vì thế, buộc lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống.

12. Biên lợi nhuận hoạt động

Các chỉ số tài chính biên lợi nhuận hoạt động giúp kiểm tra các mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí. Nếu như con số này tăng cho thấy dấu hiệu hoạt động rất tốt. Các nhà đầu tư nên tìm kiếm phương án hoạt động nhất quán để duy trì.

Biên lợi nhuận hoạt động giúp kiểm tra các mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí

Đây cũng là một trong các chỉ số tài chính quan trọng bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên lưu tâm. Do thế, muốn hoạt động ổn định bạn cần phải nắm rõ điều này.

13. Biên lợi nhuận ròng

Căn cứ vào biên lợi nhuận ròng chúng ta sẽ so sánh được thu nhập của công ty với doanh thu thuần. Đồng thời, đây cũng là cách đo lường khả năng vững chắc để chuyển doanh số thành thu nhập cho các cổ đông. Công thức tính cụ thể như sau:

Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/Doanh thu thuần.

14. Các chỉ số tài chính ROA, ROE

Các chỉ số tài chính ROA, ROE cũng được sử dụng rộng rãi trong mọi doanh nghiệp. Theo đó:

  • Lợi nhuận trên tài sản(ROA): Thước đo giúp công ty xác định đã sử dụng tài sản hợp lý hay chưa/
  • Lợi nhuận trên chủ sở hữu(ROE): Đo lường mức thu nhập của các cổ đông so với số vốn họ đã bỏ ra.
  • Cần cần trọng kiểm tra chặt chẽ mới có được những báo cáo chính xác.

Các chỉ số tài chính ROA, ROE cũng là một phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp

Như vậy, với những phân tích chi tiết từ Vuiap.vn trên đây đã giúp bạn nắm rõ các chỉ số tài chính. Còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này độc giả hãy kết nối tới chuyên trang để được giải đáp.