Cách xử lý nhân viên không trung thực cần đảm bảo có tính răn đe nhưng không quá cứng nhắc. Quan trọng hơn cả là tránh dẫn đến xung đột lớn, thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Những phương pháp được Vuiapp.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp nhà quản lý có định hướng hơn. Đó cũng chính là tiền đề cho môi trường làm việc văn minh, phát triển bền vững.
Các tình huống nhân viên không trung thực phố biến
Tình trạng nhân viên không trung thực có thể xảy đến với bất kỳ nội bộ doanh nghiệp nào. Nhà lãnh đạo cần lường trước những tình huống xấu. Đó là cơ sở để đưa ra phán đoán đa chiều, khách quan, xử lý vấn đề khi vừa phát sinh. Các nhóm hành động phổ biến nhất như là:
Có rất nhiều hành động của nhân viên được xếp vào nhóm không trung thực
- Hối lộ.
- Trình bày những điều sai sự thật liên quan đến thông tin, ngân sách,…
- Bịa đặt, dựng chuyện.
- Sao chép tài liệu quan trọng của tổ chức và che dấu thủ đoạn.
- Sử dụng máy tính của cơ quan vượt ngoài phạm vi cho phép…
Những người nhân viên thực hiện các điều trên đều hướng đến ý định vụ lợi cuối cùng. Đó chính là đạt được một số tiền bất chính hoặc tham vọng nâng cao vị thế, danh tiếng.
Cách xử lý nhân viên không trung thực nên áp dụng
Trước khi nói đến cách xử lý nhân viên không trung thực, người quản lý phải có thái độ đúng đắn. Trong suốt quá trình này, giữ bình tĩnh để xác định chính xác vấn đề là rất quan trọng. Nhờ vậy, các lập luận chặt chẽ, thấu đáo hơn.
Yếu tố này cũng nhằm hạn chế việc bị xóa dấu vết, bằng chứng sai phạm. Sau khi đã điều chỉnh được tâm lý của mình, hãy triển khai cách xử lý nhân viên không trung thực dưới đây.
Nghiên cứu cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm
Hành động sai phạm được xác định khi đi ngược lại quy định của pháp luật và chính sách công ty. Vì thế, cách xử lý nhân viên không trung thực đầu tiên là thu thập cơ sở pháp lý. Thông qua đó, lập luận trở nên sắc bén, giảm thiểu các quyết định sai lầm.
Bộ phận xử lý cần tập hợp các cơ sở pháp lý liên quan
Để nhanh chóng và chính xác, doanh nghiệp có thể nhờ đến tham vấn của cơ quan, tổ chức pháp lý. Họ sẽ cho bạn lời khuyên, đảm bảo phương án thực hiện tối ưu nhất với các bên.
Kiểm tra lý lịch nhân sự
Trong cách xử lý nhân viên không trung thực cần tìm hiểu tới cả tiểu sử của những người này. Cụ thể các yếu tố như:
- Kinh nghiệm làm việc.
- Thành tích đã đạt cho cá nhân và tập thể.
- Sai phạm quá khứ.
- Nhận xét trước đó của các cấp quản lý bằng văn bản hoặc ghi âm thoại.
- Hoàn cảnh sống cá nhân hiện tại…
Với những điều này, cách xử lý nhân viên không trung thực trở nên toàn diện hơn. Bởi lẽ, không có gì đảm bảo rằng hành vi sai trái chưa từng xảy ra trước đó. Truy ngược lại thời gian để xác định chính xác nhất thiệt hại đã gây ra.
Đó cũng là cơ sở cân nhắc liệu có nên trao cho nhân sự đó một cơ hội sửa sai hay không. Bởi lẽ, nếu giữ một người thiếu chữ tín bên cạnh rất khó để kiểm soát. Điều này sẽ làm hao tổn tâm sức và cả nguồn lực khác khi thực hiện giám sát.
Ngầm tổng hợp bằng chứng
Cách xử lý nhân viên không trung thực chỉ hiệu quả khi có bằng chứng rõ ràng. Nhà quản lý phải tỏ ra bình tĩnh để đối tượng kia không nghi ngờ, đề phòng hoặc xóa dấu vết.
Công ty cần tổng hợp bằng chứng bí mật để đối phương không kịp xóa dấu vết
Trước khi công khai, bạn đảm bảo vật chứng có thể đem lại chiến thắng gần như tuyệt đối. Việc chỉ dựa trên khía cạnh hoặc lời nói của ai đó là chưa đủ thuyết phục. Sẽ đem đến nhiều giá trị nhất nếu đó là hình ảnh, văn bản, đoạn ghi âm, video,…
Nhằm thực hiện nhanh chóng, bạn nên nhờ sự phối hợp của các phòng ban liên quan trong nội bộ. Bởi lẽ, nếu thời gian kéo dài rất dễ bị phát hiện. Nhân viên vi phạm tìm mọi cách xóa dấu vết, làm cho bằng chứng không còn toàn vẹn giá trị.
Đánh giá mức độ nghiêm trọng và cách xử phạt
Từ việc tổng hợp bằng chứng, bạn cần biết bước tiếp theo trong cách xử lý nhân viên không trung thực là gì. Đó chính là đánh giá mức độ nghiêm trọng, đưa ra hình thức xử phạt. Hành vi gian dối luôn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và môi trường làm việc.
Tuy vậy, ban lãnh đạo cũng không xử lý quá cứng nhắc theo khuôn mẫu. Để đem tới giá trị dài lâu, thu phục nhân sự cần “có lý, có tình”. Hãy suy nghĩ về việc xử phạt hài hòa hơn nếu ở người đó tồn tại những điều sau:
- Vi phạm lần đầu, trong quá khứ chưa từng diễn ra. Với trường hợp này, cách xử lý nhân viên không trung thực nên giảm nhẹ một chút.
- Hệ lụy của việc sai phạm chưa quá nghiêm trọng đến tài chính và uy tín doanh nghiệp.
- Nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, đang cần tiền để giải quyết…
Đối với đối tượng này, cách xử lý nhân viên không trung thực phải khéo léo. Ban lãnh đạo nên tùy theo thái độ hợp tác và hối lỗi để quyết định xử phạt thế nào. Sự chuẩn bị giúp người quản lý luôn giữ mình ở thế chủ động. Qua đó cũng đảm bảo lợi ích công ty đặt lên hàng đầu.
Tạo một cuộc hẹn
Trong cách xử lý nhân viên không trung thực, hai bên nên có một cuộc hẹn. Bạn chủ động cho họ biết mình đã phát hiện ra hành vi gian dối. Tuy nhiên, hãy tránh việc tra khảo dồn dập, đẩy đối phương vào thế bị động.
Hai bên cần có buổi nói chuyện trước khi đi đến mức phạt cuối cùng
Thay vào đó, bạn cần sự điềm tĩnh, cho nhân viên một vài phút suy nghĩ. Họ sẽ biết lựa chọn thông minh là nên sớm thừa nhận hay ngụy biện một cách ngoan cố.
Quyết định cuối cùng cần dựa trên phản ứng nhân sự và mức độ hình phạt đã xác định trước. Đôi khi, nhà quản lý cần mạnh tay để loại bỏ triệt để gian dối trong nội bộ. Trái lại, bạn cũng cần biết khi nào nên linh hoạt, mềm mỏng để mối quan hệ hài hòa, bền vững.
Kiểm tra cách khắc phục
Cách xử lý nhân viên không trung thực vẫn chưa dừng lại ở việc đưa ra quyết định phạt. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy đây là nhân sự giỏi, sai phạm lần đầu. Nếu mức độ không quá nghiêm trọng, hãy cho họ cơ hội sửa sai.
Kết hợp với đó là giám sát chặt chẽ mức độ cống hiến trong tương lai. Tuy nhiên, cách xử lý nhân viên không trung thực này cần diễn ra bí mật. Nghĩa là, nhà quản lý âm thầm theo dõi những thay đổi, tiến bộ. Hình thức đó sẽ đánh giá tốt nhất sự hối lỗi, chủ động sửa sai tới đâu.
Chấm dứt hợp đồng
Đôi khi, cách xử lý nhân viên không trung thực cần đảm bảo tính răn đe, mạnh tay. Một số người sẽ phản ứng tiêu cực khi bị vạch trần. Trường hợp khác là không thấy cải thiện dù đã được trao cho cơ hội.
Chấm dứt hợp đồng là biện pháp cuối cùng khi không tìm được tiếng nói chung
Với những dấu hiệu này, cách cách xử lý nhân viên không trung thực tốt nhất là chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn thất. Đó là nền tảng tiến hành thanh lọc bộ máy, giữ môi trường làm việc trong sạch, văn minh.
Trên đây là những điều bạn cần biết khi phát hiện sai phạm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và các tác động ngoại cảnh để đưa ra quyết định thông minh. Vuiapp.vn hy vọng cách xử lý nhân viên không trung thực ở trên hữu ích với bạn.