Skip to main content
28/06/2022

5 tiêu chí nhận xét nhân viên đánh giá hiệu quả công việc

Quản Trị Văn Phòng

Nhận xét nhân viên là hoạt động thông lệ, diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp sau giai đoạn nhất định. Vậy những tiêu chí nào giúp nhà quản lý đánh giá và nhận xét nhân viên một cách hiệu quả và chuẩn xác nhất? Hãy đến với bài viết của Vuiapp.vn để hiểu rõ hơn điều này và áp dụng vào trong thực tiễn.

Hoạt động nhận xét nhân viên là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu đúng hoạt động nhận xét nhân viên là gì. Đây là nhiệm vụ thường xuyên diễn ra đối với nhà quản lý nhân sự. Họ sẽ đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh từ năng lực, thái độ, kỹ năng,…

Nhận xét nhân viên là hoạt động cần diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp

Để thành công, các công ty thậm chí còn thiết lập hệ thống văn bản quy định các bước rõ ràng. Qua đó, doanh nghiệp nắm bắt chính xác năng lực của từng cá nhân. Dựa trên cơ sở này, các định hướng phát triển, khen thưởng được ban hành.

Vai trò của hoạt động nhận xét

Những nhà lãnh đạo cần tiến hành nhận xét nhân viên một cách khách quan và minh bạch. Từ đó, những cá nhân đã thực hiện tốt, được bồi đắp thêm sức mạnh. Họ cố gắng, nỗ lực hơn nữa cho những mục tiêu của công ty trong tương lai.

Nhận xét nhân viên đóng vai trò định hướng, giúp cả tập thể đi lên

Những người chưa thực hiện tốt cần nghiêm túc nhìn nhận lại quá trình. Tuy vậy, bộ phận quản lý không nên đánh giá bằng thái độ quá khắt khe, tiêu cực. Bởi lẽ, nhiều nguyên nhân đến từ việc nhân viên chưa có định hướng và phương pháp đúng đắn.

Vì thế, bạn cần chọn lọc những câu đánh giá nhân viên để họ tự tin vươn lên. Bên cạnh đó là gợi ý cách cải thiện, trao thêm cơ hội để chứng tỏ năng lực bản thân.

Nếu kết hợp hai điều trên trong khi nhận xét nhân viên, doanh nghiệp sẽ có đội ngũ toàn diện. Họ là những người giỏi cả chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức.

Tóm lại, vai trò của nhận xét đánh giá nhân viên cuối năm hoặc theo giai đoạn nhất định là rất lớn. Qua đó, doanh nghiệp đo lường được hiệu quả công việc bằng các phép đo định lượng. Đây cũng là cơ sở dẫn đến sự điều chỉnh, để mỗi người được phát huy mạnh mẽ giá trị vốn có.

Các tiêu chí nhận xét nhân viên

Khi thực hiện, nhiều người lại có xu hướng tìm và áp dụng những câu đánh giá hay. Điều này không sai nhưng chưa đủ để tối ưu tính hiệu quả. Thay vào đó là đánh giá công minh, thuyết phục người nghe, thôi thúc họ ngày một hoàn thiện hơn.

Để làm được như vậy, nhà quản lý cần áp dụng ba nguyên tắc khi nhận xét nhân viên. Cụ thể phương pháp như sau:

- Chia sẻ quan điểm bản thân nhưng không áp đặt ý kiến của mình cho nhân nhân viên.

- Không nên bắt ép cả tập thể phải học hỏi, tiếp nhận. Bởi lẽ, có những điều nằm ngoài khả năng của họ.

- Tôn trọng sự khác biệt mỗi người, để họ tự tin phát triển thế mạnh, bản sắc riêng.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần tránh việc nhận xét nhân viên theo cảm tính. Đặt ra khung tiêu chí và thực hiện theo sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Dưới đây là những khía cạnh nên đưa vào chính sách đánh giá.

1. Hiệu quả công việc

Hiệu quả công việc chắc chắn là yếu tố không thể bỏ qua khi thực hiện buổi nhận xét nhân viên. Qua đó, bạn theo dõi và đánh giá được khả năng hoàn thành nhiệm vụ đạt mức độ nào.

Đánh giá hiệu quả công việc cần có thang điểm hoặc chỉ số rõ ràng

Để làm được, trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cần xây dựng tiêu chí và cách đo lường cụ thể. Tiêu biểu nhất chính là sử dụng KPI để biết chính xác đã đạt được bao nhiêu phần trăm. Đây là cách đánh giá chính xác, không mang tính chủ quan, ý kiến cá nhân.

Tuy vậy, những kỳ vọng cũng cần thực tế, có khả năng thực hiện được. Khi gần như toàn bộ nhân viên đều không hoàn thành sau buổi nhận xét cần sửa đổi lại. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến nản lòng, sai lệch so với mục tiêu của việc đánh giá.

2. Tính kỷ luật

Xếp ở mức độ quan trọng thứ hai chính là tính kỷ luật. Yếu tố này không thể bỏ qua trong những lần nhận xét nhân viên. Đó không phải lúc nào cũng là thứ quá xa vời. Đơn giản và thực tế nhất chính là luôn có mặt đúng giờ, hoàn thành công việc theo thời hạn.

Một người có năng lực nhưng vô kỷ luật sẽ rất khó gắn bó lâu dài với công ty. Giả sử, nhân viên chuyên về mảng kinh doanh, thường gặp khách hàng nhưng lại hay đi muộn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thành tích cá nhân.

Quan trọng hơn, họ đang là người đại diện cho doanh nghiệp và có thể sẽ làm hình ảnh xấu đi. Khách hàng hủy hợp đồng do đánh giá thái độ làm việc thiếu chuyên tâm, hời hợt. Từ đó gây ra thiệt hại to lớn về cả doanh thu cũng như hình ảnh.

3. Khả năng phối hợp

Khả năng hợp tác, làm việc nhóm nơi công sở rất quan trọng. Bởi vì, yếu tố này giúp công việc trở nên năng suất hơn. Các thành viên hỗ trợ để bù đắp vào những điểm thiếu sót của đồng đội.

Khả năng phối hợp đã trở thành điều cần có trong bất kỳ lĩnh vực nào

Do đó, khi đưa ra lời nhận xét nhân viên, bạn cần cho họ biết kỹ năng teamwork tốt chưa. Bên cạnh đó cần chỉ ra những cá nhân đang kìm hãm sự phát triển tập thể. Những biện pháp chấn chỉnh kịp thời giúp mọi người thoải mái khi làm việc cùng nhau.

4. Tính linh hoạt

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của mọi khía cạnh, tính linh hoạt là không thể thiếu. Phẩm chất này giúp nhân viên dễ dàng thích nghi với những thứ đột ngột xảy đến. Phản ứng nhanh cần phải đi kèm với phán đoán chính xác.

Bên cạnh đó, sự linh hoạt luôn cần có sáng tạo trong suy nghĩ và hành động. Vì thế, khi thực hiện nhận xét nhân viên nên đưa thêm yếu tố này vào. Qua đó, doanh nghiệp biết bộ máy có đang vận hành quá cứng nhắc không? Bộ phận lãnh đạo có trao quyền và cơ hội để nhân sự chủ động?

5. Khả năng ứng dụng công nghệ

Bạn đang sống trong thời đại mới với những sự bùng nổ về công nghệ thông tin. 80 – 90% công việc đều được thực hiện trên nền tảng này.

Dù ở cấp bậc nào, nhân viên cũng nên tận dụng công nghệ

Vì thế, muốn hoàn thành tốt công việc, nhân viên cần có khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh. Qua những buổi nhận xét, nhà quản lý sẽ biết từng cá nhân đang gặp hạn chế gì. Từ đó, doanh nghiệp đề ra phương án bồi dưỡng để cả nhân viên và công ty theo kịp xu thế.

Trên đây là những điều rất cần thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững, ngày càng đi lên. Bởi lẽ, người lao động mới chính là nguồn tài sản vô giá phải nuôi dưỡng. Vuiapp.vn hy vọng rằng bạn sẽ sớm hoàn thành khung nhận xét nhân viên và áp dụng hiệu quả.