HRM không còn là thuật ngữ xa lạ trong mô hình làm việc của các công ty và tổ chức. Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, vai trò của nhân sự ngày càng mở rộng. Điều này kéo theo những đòi hỏi về kỹ năng của nhà quản lý cao hơn.
Dưới đây Vuiapp.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn HRM là gì, cách thức hoạt động cũng như các mục tiêu quan trọng trong HRM. Qua đó, người đọc sẽ biết cần trang bị những kiến thức gì về quản lý nguồn nhân lực. Hãy cùng theo dõi đến cuối để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
HRM là gì?
Trong Tiếng Anh, HRM là tên viết tắt của cụm từ Human Resource Management. Để dễ hiểu hơn, chúng ta hay sử dụng với ý nghĩa quản lý nguồn nhân lực. Bộ phận này tập trung vào các hoạt động như tuyển dụng, triển khai và quản lý nhân viên.
HRM ra đời trong hoàn cảnh tăng nhanh chóng về nhu cầu nhân lực
Ở Việt Nam, HRM thường được biết đến là bộ phận nhân sự. Họ tồn tại trong những công ty, tập thể nào đó. Nhóm này có các nhiệm vụ tạo ra chính sách người lao động và giám sát tính hiệu quả. Việc này giúp đảm bảo mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức và nhân viên.
Thuật ngữ HRM được sử dụng lần đầu tiên vào đầu những năm 1900. Tên gọi này tiếp tục lan tỏa rộng rãi hơn vào năm 1960. Mục đích chính là để mô tả tổng thể những người làm việc trong tổ chức nào đó.
HRM quản lý nhân viên với mục tiêu coi nhân viên là tải sản của doanh nghiệp. Trong chuyên ngành, họ giống như vốn nhân lực(một nguồn lực không thể thiếu). Cũng như các loại tài sản khác, mục tiêu đặt ra cho HR bao gồm:
- Sử dụng hiệu quả nhân viên.
- Giảm thiểu rủi ro.
- Tối đa hóa lợi tức đầu tư(Return on Investment).
Với sự phát triển của công nghệ, thuật ngữ trên còn một biến thể khác là HCM(Human Capital Management). Bạn có thể tạm hiểu như quản lý vốn nhân lực. Nó được sử dụng thường xuyên trong công ty lớn và vừa hoặc chức năng HR trong phần mềm.
Mô hình HRM hiện đại ra đời như thế nào?
Sự ra đời mô hình quản lý nguồn nhân lực hiện đại có thể bắt nguồn từ thế kỷ 18. Cuộc cách mạng công nghiệp Anh đã phát sinh nhiều nhà máy lớn. Điều này dẫn đến nhu cầu về công nhân tăng đột biến đến mức chưa từng có.
HRM đã sớm xuất hiện với sự ra đời của những nền công nghiệp
Người lao động thường làm trong nhiều giờ liền(16 tiếng một ngày). Điều này càng làm rõ hơn mối tương quan giữa mức độ hài lòng và hiệu suất sản xuất. Nó dẫn đến việc phải tìm cách tối ưu hóa lợi tức đầu tư. Các chương trình làm thỏa mãn nhân công cũng bắt đầu giới thiệu.
Không chỉ có vậy, các điều kiện làm việc an toàn trong nhà máy cũng được đưa ra. Quyền lợi con người đặt lên hàng đầu với sự giám sát của pháp luật. Vào thế kỷ 20, những nhóm này được gọi là bộ phận quản lý nhân sự với vai trò:
- Xử lý vấn đề tuân thủ pháp luật.
- Các vấn đề ảnh hưởng nhân viên.
- Thực hiện chương trình làm hài lòng người lao động.
Các bộ phận HR này mang tên nguồn nhân lực vào những năm 1970. Yếu tố cơ bản để phân biệt hai thuật ngữ là sự hỗ trợ của phần mềm công nghệ HRM. Nó phục vụ trong công tác truyền thông và truy cập thông tin các nhân từng nhân viên tốt hơn.
Đặc điểm cơ bản của HRM
HRM được coi như một hệ thống con của tổ chức. Trong bối cảnh hiện đại, những giá trị cốt lõi của bộ phận này ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên dù biến động như thế nào, nó vẫn luôn giữ các đặc điểm cơ bản dưới đây. Hãy để Vuiaap.vn giúp bạn dễ hiểu hơn về điều này nhé!
Quản lý thực thể riêng biệt
HRM tập trung vào khía cạnh quản lý con người trong tổ chức, công ty hay liên đoàn nào đó. Trong đó có sự phân chia cấp bậc từ trên xuống dưới. Điều này nhằm đảm bảo từng lao động đều được quan tâm và hỗ trợ kịp thời. Chức vụ thường thấy trong HRM bao gồm:
HRM tồn tại và có vai trò độc lập trong tổ chức
- Trưởng bộ phận.
- Người giám sát.
- Nhà quản lý.
- Những người quản lý đứng đầu có liên quan khác.
Nhiệm vụ chính của họ là phối hợp chặt chẽ với nhau để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Không những thế, HRM còn đóng vai trò cầu nối. Lợi ích song phương giữa nhân viên và công ty cần giữ ở mức cân bằng.
Mức lương, môi trường, đời sống vật chất và tinh thần của người làm việc phải tương xứng. Nó được thể hiện qua các chính sách trong nội bộ. Trong khi đó, công ty cũng cần thu về nguồn lợi từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Là một quá trình liên tục
HRM không dừng lại ở một quá trình tạm thời hay ngắn hạn. Nó đòi hỏi sự hoạt động liên tục, nhằm quản lý con người và năng lực của họ. Vai trò, nhiệm vụ này chỉ dừng lại khi tổ chức, công ty hay doanh nghiệp tan rã.
HRM chỉ biến mất khi tổ chức tan rã
Việc gián đoạn của HRM sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nó khiến cho mọi thứ ngừng trệ và mất cân bằng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực không chỉ dừng lại trong nội bộ công ty. Việc này làm lợi ích, nguồn thu hoặc danh tiếng của doanh nghiệp đi xuống.
Vì thế, HRM là nhân tố luôn phải có trong suốt quá trình từ khâu hình thành đến vận hành. Sự thiếu vắng của bộ phận này làm cho mọi thứ đảo lộn.
Hoạt động có chiến lược
Các nguyên tắc và chính sách của HRM không nên quá khắt khe, mang tính áp đặt. Thay vào đó, chúng cần năng động, mạnh mẽ và có chiến lược hay tầm nhìn cụ thể. Trong cơ chế thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, việc này càng trở nên cần thiết.
Hoạt động có chiến lược là việc làm thiết yếu trong HRM
Chiến lược không thể thành công nếu chỉ có sự nỗ lực của HRM. Họ cần kêu gọi khả năng đóng góp từ công ty và những nhân viên. Người lao động cũng nên có kiến thức và năng lực làm việc trong môi trường thay đổi không ngừng.
Tích hợp nhiều mục tiêu
Thông thường, mục tiêu của tổ chức và cá nhân sẽ có sự khác biệt. Nhân viên luôn mong muốn được thỏa mãn những quyền lợi của họ trước. Trong khi đó, các nhà quản lý đặt việc hoàn thành chỉ tiêu lên hàng đầu.
Do vậy, các nguyên tắc và chính sách của HRM cần tích hợp những điều đề ra từ hai phía. Cả hệ thống sẽ dễ dàng đi vào khuôn khổ hơn. Kết quả là nhân viên có động lực hướng tới hiệu suất công việc ở cấp cao hơn. Việc này cũng trực tiếp tác động đến mục tiêu trong tổ chức.
Tầm quan trọng của HRM trong quản lý
Một tổ chức khó có thể xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi nếu thiếu HRM. Họ làm công tác tuyển dụng, đào tạo và đánh giá. Truyền cảm hứng cũng như sự gắn bó với nơi làm việc cũng là điều cần thiết. Tầm quan trọng của Human Resources Department sẽ được làm rõ ngay sau đây.
Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và đào tạo theo kế hoạch
Một trong những nhiệm vụ chính của HRM là tuyển dụng và đào tạo. Nhà quản lý nhân sự sẽ đưa ra chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm chiêu mộ đúng người. Họ thiết kế ra các tiêu chí phù hợp cho mô tả công việc. Hợp đồng của tổ chức và nhân viên được chuẩn bị dựa trên:
Tuyển dụng là nhiệm vụ đầu tiên khi nói về HRM
- Cơ sở hình thành trách nhiệm nhân viên.
- Phạm vi nhiệm vụ được giao.
Khi cần, HRM cũng chịu trách nhiệm cung cấp khóa đào tạo để nhân viên có năng lực phù hợp. Người lao động nhận thêm cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng. Theo cách này, họ sẽ được đảm nhận một số trách nhiệm và vai trò mới.
Đánh giá hiệu suất
Đánh giá hiệu suất cũng là một vai trò thiết yếu của HRM. Họ cung cấp những phản hồi giúp nhân viên nhận ra điểm yếu và cải thiện. Thông qua quá trình này, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều nhân tài, chuyên gia.
Việc này đồng nghĩa với sự phát triển, cho phép doanh nghiệp đặt ra mục tiêu to lớn. Phần lợi nhuận đem lại cũng hấp dẫn hơn. Vì vậy, đánh giá hiệu suất cần thực hiện một cách thường xuyên.
Duy trì bầu không khí làm việc
Duy trì bầu không khí là cơ sở để gia tăng hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, văn hóa công sở đóng góp vai trò to lớn trong doanh nghiệp. HRM cần đem đến điều kiện làm việc tốt hơn cùng với những lợi ích khác.
Môi trường làm việc đóng góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu suất
Đây cũng chính là điều mà nhân viên kỳ vọng nhiều nhất từ bộ phận nhân sự. An toàn, sạch sẽ và lành mạnh đem đến sự hài lòng trong công việc cho các bên.
Kiểm soát tranh chấp
Trong tổ chức có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa nhân viên và người lãnh đạo. Chúng ta đều hiểu rằng xung đột là điều gần như không thể tránh khỏi. Trong trường hợp như vậy, tầm quan trọng của HRM phát huy tối đa.
Họ giống như nhà tư vấn và người trung gian đứng ra giải quyết vấn đề. HRM trực tiếp lắng nghe phàn nàn từ nhân viên. Tiếp đó, quản lý nhân sự cần tìm cách phù hợp để xử lý trước khi mọi việc quá tầm tay.
Phát triển quan hệ công chúng
Tầm quan trọng của HRM không chỉ dừng lại trong nội bộ công ty. Họ còn có nhiệm vụ thiết lập quan hệ công chúng ở mức độ quy mô lớn. Đây là những người thay mặt công ty cho các hoạt động bao gồm:
- Tổ chức các cuộc họp liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng hội thảo.
- Tạo ra các buổi họp mặt để mở rộng mối quan hệ kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.
- Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và tiếp thị trong các trường hợp cụ thể.
Bất kỳ tổ chức nào cũng cần sự thiết lập phù hợp cho quản lý nhân sự. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng trong quản lý hoạt động thường xuyên. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên dành nhiều nỗ lực để có đội ngũ HRM mạnh mẽ và hiệu quả.
HRM hoạt động như thế nào?
HRM chịu một phần trách nhiệm trong đảm bảo sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị tổng thể. Họ chia sẻ đến từng nhân viên và thuyết phục những người này làm việc trong tổ chức. Qua đây, nhân viên như được truyền cảm hứng và thấy mình là một phần của các điều trên.
HRM hoạt động đa nhiệm hơn trong bối cảnh phát triển kinh tế không ngừng
HRM nên thường xuyên tìm cách tiếp cận và gắn kết với nhân viên. Điều này thực hiện thông qua nhiều hoạt động như:
- Tổ chức các hoạt động gắn kết, nâng cao tinh thần tập thể.
- Các sự kiện liên quan đến gia đình người lao động.
- Hoạt động từ thiện…
Họ chính là những người trực tiếp tạo ra hệ thống quản lý nhân tài cho công ty. HRM làm nên quy chuẩn cho quá trình tuyển dụng. Tiếp đó là các chính sách để giữ chân nhân viên.
Song hành cùng đó là những hoạt động nhằm giữ an toàn cho người sử dụng lao động. Họ giúp công ty tránh khỏi những vụ kiện tụng và các cuộc hỗn loạn nơi làm việc. Đây là người trung gian cần có giữa nhiều bên, bao gồm:
- Khách hàng.
- Giám đốc điều hành.
- Chủ sở hữu.
- Người quản lý.
- Nhân viên.
- Cổ đông.
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức mà HRM sẽ có cấu trúc và tính chất khác nhau. Các doanh nghiệp lớn thường có đội ngũ quản lý nhân sự với nhiều vai trò chuyên biệt hơn. Từng người trong đó chịu trách nhiệm cho hoạt động bao gồm:
- Tuyển dụng.
- Nhập cư và xử lý thị thực.
- Quản lý nhân tài.
- Phúc lợi, lương thưởng, trợ cấp và hơn thế nữa.
Bốn mục tiêu quan trọng trong HRM
Dù là đảm nhiệm chức năng chuyên biệt nhưng mỗi thành viên trong HRM cần hướng đến mục tiêu chung. Chúng chia làm bốn loại lớn giúp bao quát toàn diện các hoạt động cần thiết. Hãy tiếp tục theo dõi chia sẻ đến từ Vuiapp.vn để hiểu hơn nhé!
Mục tiêu xã hội(Social Objectives)
Mục tiêu này đặt ra nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn trong mối quan hệ xã hội. HRM đảm bảo công ty không đưa ra chính sách trái với đạo đức, pháp luật. Đó thường là những điều ảnh hưởng đến quyền về con người của nhân viên.
Cơ hội bình đẳng cần trao cho mọi nhân viên
Nổi bật trong số đó là tạo ra cơ hội bình đẳng và trả công xứng đáng với công việc. Nếu đi ngược lại với quy định pháp lý này sẽ gây ra các rủi ro. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng và lợi nhuận công ty.
Mục tiêu tổ chức(Organizational objectives)
Các hành động trong bộ phận HRM cần thiết thực, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Nhờ vậy, lợi nhuận và lợi ích khác được tối đa hóa. Đây chính là điều được cấp trên kỳ vọng nhiều nhất đối với quản lý nhân sự.
HRM phải cân nhắc đến lợi ích chung của tổ chức trong mọi vấn đề
Để làm được như vậy, HRM cần có trình độ chuyên môn và không ngừng sáng tạo. Lợi ích cho doanh nghiệp được cụ thể hóa thông qua các nhiệm vụ như:
- Cung cấp hoặc tài trợ những khóa đào tạo trong nội bộ.
- Thuê đúng và đủ số lượng nhân viên cho mỗi nghiệp vụ nhất định.
- Duy trì tỷ lệ giữ chân nhân viên ở mức cao tối đa…
Mục tiêu chức năng(Functional objectives)
Mục tiêu chức năng nhằm đảm bảo thành viên phát huy tối đa năng lực. Nó thực hiện thông qua việc ban bố những hướng dẫn. Mọi người theo quy chuẩn đó để làm việc, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng. Các mâu thuẫn hoặc vai trò chồng chéo nhau giữa nhân viên giảm thiểu tối đa.
Để làm được điều này, đội ngũ HRM phải là những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Thông qua nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm, mô hình chức năng ngày càng tối ưu hơn.
Mục tiêu cá nhân(Personal objectives)
Các nguồn lực cần được sử dụng để hỗ trợ cho mục tiêu cá nhân của từng người lao động. HRM phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình trau dồi, cải thiện kĩ năng. Nó đem đến sự thỏa mãn, gây dựng lòng trung thành.
Hỗ trợ cho mục tiêu cá nhân của nhân viên là cách giữ chân nhân tài
Không chỉ có vậy, đây cũng là cách để doanh nghiệp có đội ngũ tài giỏi, giàu kinh nghiệm hơn. Mục tiêu này thực hiện biện pháp thiết thực bao gồm:
- Cung cấp cơ hội học tập.
- Tạo điều kiện phát triển bản thân và sự thăng tiến trong sự nghiệp.
- Duy trì sự hài lòng của toàn thể đội ngũ nhân viên.
Các kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý nhân sự
Để trở thành nhà quản lý nhân sự tài giỏi, bạn cần có nhiều năm kinh nghiệm tích lũy. Các kỹ năng dưới đây rất cần thiết để hình thành nên HRM. Nắm bắt những điều này từ đầu giúp xây dựng kế hoạch phát triển bản thân hiệu quả hơn.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Để trở thành nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp, bạn cần nhiều hơn những kỹ năng kể trên. Không ngừng học hỏi và trau dồi thêm chính là bí quyết để thành công. Dưới đây là một số điều kiện khác nên có để đáp ứng tốt hơn cho công việc:
- Sự kiên nhẫn.
- Khả năng đàm phán.
- Hành động có đạo đức.
- Lòng trắc ẩn.
- Tính cam kết cao…
Trên đây là tổng thể kiến thức mà người đọc cần nắm được khi nói về Human Resources Department. Để những phân tích lý thuyết này đi vào thực hành cần có sự luyện tập, học hỏi không ngừng. Vuiapp.vn hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu một cách toàn diện nhất về HRM.