Skip to main content
04/02/2022

OGSM là gì? Những điều cần biết về mô hình OGSM

Kiến Thức Văn Phòng

OGSM là một thuật ngữ còn khá xa lạ, đang được nhiều người bắt đầu quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này đã sớm ra đời trong bối cảnh công nghiệp hóa. Vì thế, độc giả cần nhanh chóng nắm bắt để áp dụng kịp thời trong thực tiễn.

Vậy OGSM là gì? Những yếu tố nào cần biết khi tiến hành triển khai mô hình OGSM cho doanh nghiệp? Vuiapp.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây, hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với các bạn.

OGSM là gì?

Sự hình thành của OGSM bắt đầu vào những năm 1950 tại Nhật Bản. Kể từ khi ra đời, nó đã nhận được sự hướng ứng của các công ty góp mặt trong danh sách Fortune 500. Đặc biệt, Procter & Gamble sử dụng triệt để quy trình này, giúp điều chỉnh hướng đi hiệu quả.

OGSM là cách để tổ chức/cá nhân xác định mục tiêu, phương hướng thực hiện

OGSM là phương pháp giúp xác định những mục tiêu muốn đạt và cách thực hiện. Công cụ này giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả. Các công việc luôn đảm bảo theo đúng định hướng đã đề ra và dễ dàng đo lường được. Bạn sẽ thường thấy sự ứng dụng này ở trong:

- Các tổ chức.

- Bộ phận chuyên môn.

- Các nhóm.

- Dự án quản lý.

OGSM là viết tắt của bốn từ objectives, goals, strategies và measurable. Từng ý nghĩa cụ thể sẽ được phân tích trong phần sau. Bằng cách xác định rõ bốn đầu mục, công ty sẽ thiết lập mục tiêu lớn và chia nhỏ ra.

Một chuỗi các hành động trong đó đều có thể đo lường được. Điều này giúp giám sát chặt chẽ quá trình, đưa doanh nghiệp đạt tới kết quả cuối. Nhân viên, nhóm hoặc phòng ban kể trên cũng sử dụng theo cách tương tự. Họ sẽ dễ dàng xác định tầm nhìn cá nhân và theo dõi sự tiến bộ.

Tại sao OGSM được coi là chiến lược lập kế hoạch thành công?

OGSM giúp mọi người cùng đi đến định hướng chung nhanh chóng. Đây là điểm khác biệt với cách truyền thống, khi mà mọi thứ diễn đạt bằng hàng loạt giấy tờ. Chỉ với định dạng trong một trang, ai cũng có thể hiểu rõ ràng. Cụ thể hơn, dưới đây là lợi ích đến từ khung kế hoạch này.

OGSM đem đến nhiều lợi ích trên đa dạng khía cạnh của công việc

- Ưu tiên lập kế hoạch chiến lược: Công cụ giúp doanh nghiệp xác định thứ tự việc theo mức độ quan trọng. Điều này được suy ra trên cơ sở mục tiêu kinh doanh dài hạn.

- Kết nối các nhiệm vụ: OGSM là cách để nhà lãnh đạo/quản lý bộ phận kết nối công việc hàng ngày của nhóm. Điều này giúp đảm bảo mọi hoạt động đều đem lại giá trị, hướng tới đích đến cuối cùng.

- Tăng tính minh bạch: Nó có được nhờ sự chia sẻ, giải thích mục tiêu của công ty cùng hành động chiến lược.

- Khuyến khích làm việc theo nhóm: Công cụ giúp định hướng các bộ phận, thành viên và khuyến khích hợp tác với nhau.

4 yếu tố hình thành nên khung mô hình OGSM

Khung mô hình OGSM được cấu tạo nên từ bốn yếu tố chính. Mỗi thành phần sẽ đảm nhiệm chức năng trong các giai đoạn khác nhau. Khi áp dụng sẽ có điều chỉnh tùy vào loại hình kinh doanh, cấu trúc và văn hóa tổ chức.

Tuy nhiên, chỉ cần hiểu đúng nguyên lý và bản chất, bạn sẽ tự tin áp dụng mọi tình huống. Hãy cùng Vuiapp.vn tìm hiểu ngay nhé!

Objectives(mục tiêu)

Objectives giải thích ngắn gọn, rõ ràng về mục tiêu chiến lược của tổ chức. Thông thường, bạn sẽ thấy có sự tương đồng với tầm nhìn, sứ mệnh. Đây thường là những mục tiêu dài hạn, kéo dài trong vòng 3 – 5 năm. Định hướng này dựa trên kỳ vọng của các bên, bao gồm:

Đặt ra mục tiêu giúp doanh nghiệp có phương hướng phát triển dài hạn

- Giám đốc điều hành.

- Nhà quản lý.

- Trưởng bộ phận.

- Nhà đầu tư.

Goals(cột mốc)

Sau khi đã xác định Objectives bên trên, nó sẽ được chia nhỏ thành các Goals. Khác với mục tiêu, đây thường là những hành động ngắn hạn. Dù đảm nhận nhiệm vụ khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa bổ trợ cho kết quả cuối cùng.

Từng cột mốc là cách để doanh nghiệp theo dõi tiến trình sát sao. Chúng cần đảm bảo các đặc điểm trọng tâm, bao gồm:

- Có thể đo lường.

- Hành động cụ thể.

- Tương thích với mục tiêu đã tuyên bố.

Nhà lãnh đạo nên xác định từ 3 – 6 cột mốc cần hoàn thành. Chúng chịu giám sát qua từng hành động hàng ngày. Ở bước này, phương pháp SMART được khuyến khích phối hợp. Công cụ này giúp hoàn thành tốt công việc trong khung thời cụ thể.

Strategies(chiến lược)

Yếu tố thứ ba trong OGSM giúp phác thảo phương hướng thực hiện kế hoạch. Việc xác định chiến lược rõ ràng có thể giúp công ty tập trung nguồn lực vào trọng tâm. Strategies cũng không nên là độc nhất, bạn cần hình thành từ 3 – 5 loại.

Chỉ khi có chiến lược phù hợp mới giúp hoàn thành mục tiêu

Thông thường, doanh nghiệp sẽ thiết kế dựa trên ba lĩnh vực chính. Đây là các khía cạnh thiết yếu để làm nên Objectives thành công:

- Tăng trưởng(growth): Chiến lược giúp tổ chức đạt được sự phát triển trong hoạt động kinh doanh. Đó có thể là phát triển sản phẩm mới, thu hút khách hàng hoặc mua lại công ty.

- Năng suất(productivity): Điều cần nhắm tới ở vai trò này là nâng cao chất lượng/hiệu quả sản xuất.

- Nhân sự(personnel): Loại chiến lược này sẽ giúp công ty hỗ trợ nhân viên. Hình thức cụ thể như tăng cường sự gắn bó, xem xét các chế độ đãi ngộ.

Measures(thước đo)

Thành phần cuối cùng trong OGSM có vai trò định lượng. Nó giúp tổ chức xác định sự tiến bộ của các đầu công việc và mục tiêu. Bạn sẽ thấy khá quen thuộc bởi vì yếu tố này mang ý nghĩa tương tự như chỉ số KPI. Mỗi chiến lược ở trên nên được áp dụng từ 1 – 3 thước đo.

Đây là thước đo mang tính định lượng, đánh giá kết quả chính xác

Measures cần chia sẻ rộng rãi để tất cả mọi người hiểu được kỳ vọng trong công việc. Đó cũng là cách xác thực việc có thể hoàn thành hay không những điều đã đề ra.

Ví dụ về cách triển khai OGSM

Dưới đây là một ví dụ về cách mà các doanh nghiệp nên lập kế hoạch OGSM. Một phòng tập thể dục đã bắt đầu mở cửa từ năm ngoái. Họ đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng thành viên đăng ký. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng chủ yếu chỉ là người trên 40 tuổi.

Yếu tố

Cách thực hiện

Objectives

Tăng số lượng khách hàng từ 18 – 40 tuổi.

Goals

- Thiết lập tài khoản trên ba nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm thành viên tiềm năng.

- Tổ chức lớp miễn phí vào chiều thứ bảy để khuyến khích mọi người trải nghiệm thiết bị phòng tập.

- Thêm tính năng đăng ký trực tuyến trên website

Strategies

Chiến lược cho mục tiêu thứ nhất là:

- Xác định nền tảng tiềm năng.

- Thiết lập lịch trình đăng nội dung mới.

- Xây dựng chiến lược Marketing, thu hút người theo dõi.

Chiến lược cho mục tiêu thứ hai bao gồm:

- Khảo sát đối tượng để có bài tập phù hợp.

- Xác định ngân sách, khoản đầu tư thêm.

- Đưa thông tin khóa học lên website và nền tảng xã hội.

Chiến lược thứ ba gồm các hoạt động:

- Thuê công ty thứ ba phát triển form đăng ký.

- Khuyến khích khách hàng bằng cách giảm giá 50% tháng đầu.

Measurable

Cách đo lường cho mục tiêu đầu tiên thể hiện qua:

- Số người theo dõi mỗi tuần.

- Phạm vi tiếp cận.

- Lượt xem.

Biện pháp đánh giá cho mục tiêu thứ hai phải thể hiện con số về:

- Số người đã tham gia khảo sát và cho đánh giá.

- Tổng ngân sách đã chi ra…

Đây là một cách xây dựng kế hoạch, định hướng hiệu quả cho các doanh nghiệp. Việc thực hiện tương đối đơn giản và dễ tiếp cận với mọi đối tượng và quy mô hoạt động. Vuiapp.vn tin rằng bạn sẽ sớm áp dụng thành công OGSM vào thực tiễn.