Skip to main content
01/03/2022

Phân quyền trong quản trị là gì? Các mô hình phân quyền quản trị

Kiến Thức Văn Phòng

Phân quyền trong quản trị ngày càng được phát triển với nhiều mô hình hiện đại hơn. Điều này nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng về cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Vậy phân quyền trong quản trị là gì, có những mô hình phân quyền quản trị thường gặp nào và làm thế nào để triển khai phân quyền trong quản trị đem lại hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Vuiapp.vn, hãy cùng theo dõi để trở thành nhà quản trị tài ba nhé!

Phân quyền trong quản trị là gì?

Phân quyền trong quản trị không phải là khái niệm mới nhưng luôn cần đầu tư nghiên cứu đúng mức. Đó là quá trình chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Họ được giao phó để thực hiện công việc thuộc chức năng của mình.

Phân quyền giúp doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng tiến xa và nhanh hơn

Song hành cùng những nghĩa vụ phải làm là các quyền lợi tương xứng. Vì thế, khi được phân quyền trong quản trị vừa là cơ hội và thách thức với mỗi người.

3 mô hình phân quyền quản trị thường gặp

Hiện này, có ba mô hình phân quyền được sử dụng phổ biến nhất. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp ở các tổ chức với quy mô từ nhỏ tới lớn. Vậy mỗi kiểu sẽ phát huy được vai trò khi nào? Độc giải sẽ biết thông qua phần phân tích dưới đây.

Phân quyền tập trung

Đây là cách phân quyền trong quản trị theo lối truyền thống từ nhiều năm về trước. Tổ chức sẽ chia nhân sự thành ba cấp độ, bao gồm:

Với cách tập trung, nhân viên thường là người cống hiến thầm lặng

- Lãnh đạo.

- Quản lý.

- Nhân viên.

Quyền hành trong quản trị của mô hình này chủ yếu thuộc về nhà lãnh đạo và cấp quản lý. Mặt khác, những người nhân viên thường có ít tiếng nói và cơ hội quyết định hơn. Để cụ thể, mối tương quan giữa những vai trò này như sau:

- Quản lý là những người thân tín, được lãnh đạo trao quyền và chế độ phúc lợi. Điều này nhằm mục đích xây dựng lòng trung thành, dốc sức cống hiến vì sự phát triển.

- Sợi dây gắn kết giữa khối nhân viên và lãnh đạo gần như là không có. Họ thường chỉ nhận thông tin từ một chiều, hưởng ít bổng lộc. Vai trò của họ giống như công cụ cần phải khai thác triệt để.

Phân quyền đơn lẻ

Cách phần quyền trong quản trị này có phần đi ngược lại với xu hướng của mô hình trên. Người lãnh đạo trao sức mạnh cho nhân viên cấp cuối thay vì nhà quản lý. Họ sẽ so sánh các cá nhân với nhau. Mục đích là tìm ra ai là người có năng lực phù hợp cho nhiệm vụ cụ thể.

Bằng hình thức này, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bởi lẽ, nhân viên là người được trực tiếp lắng nghe thông tin truyền tải tới mình. Tuy nhiên, phân quyền đơn lẻ chưa thực sự phát huy tác dụng với một số văn hóa công ty.

Bởi lẽ, cấp quản lý sẽ cảm thấy mình bị “vượt mặt”, không phát huy được hết năng lực. Trái lại, nếu có cái nhìn đúng đắn thì đây là cách tinh gọn giúp công việc xử lý dễ dàng.

Phân quyền toàn diện

Mô hình phân quyền trong quản trị này tương đối hiện đại và công tâm. Bởi lẽ, ai thuộc tổ chức cũng được trao nhiệm vụ, lợi ích theo thứ tự từ cao xuống thấp. Nhờ vậy, sẽ không cá nhân nào phải lo lắng tình trạng “vượt cấp” hay thiếu kết nối.

Phân quyền toàn diện tạo ra môi trường làm việc bình đẳng hơn

Ban lãnh đạo vẫn có thể điều phối nhân viên cấp cuối lên làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, mọi thông báo và quyết định sẽ thông qua bộ phận quản lý trực tiếp người đó.

Nhìn qua, mô hình này có vẻ như khá tốn thời gian và quá nguyên tắc. Tuy nhiên, cách phân quyền trong quản trị này lại giúp kết cấu tổ chức chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến cũng được trao đều cho tất cả mọi người nếu biết cố gắng.

Cách triển triển khai phân quyền trong quản trị hiệu quả

Vậy làm sao để phân quyền trong quản trị hợp lý, tận dụng tối đa nguồn lực? Bạn sẽ dễ dàng thực hiện điều này hơn nếu biết một số bí kíp dưới đây. Hãy cùng tham khảo và áp dụng ngay vào chiến lực tại công ty mình nhé!

Đưa ra thời hạn phân quyền trong quản trị

Việc trao quyền hạn trong quản trị cần đi đôi với mốc thời gian cụ thể. Đối với nhân viên cấp dưới, bạn có thể đưa ra hiệu lực trong sáu tháng, một quý,…Trong trường hợp người đó làm tốt sẽ được gia hạn thêm.

Ngược lại, nếu thấy không phát huy được năng lực, cơ hội sẽ trao cho đối tượng mới. Nhờ vậy, mỗi người sẽ có động lực phấn đấu, hoàn thành tốt hết mức đề ra.

Vạch rõ quyền hành trong quản trị

Phân quyền trong quản trị cần vạch rõ giới hạn. Điều này nhằm tránh việc hiểu lầm hoặc cố tình lạm dụng. Người quản lý phải chắc chắn nhân viên biết mình được trao những gì và cần hoàn thành thế nào.

 

Vạch rõ quyền hạn giúp bảo vệ quyền lợi và nâng cao trách nhiệm

Sự rõ ràng cũng giúp cấp dưới phản kháng lại khi được giao quá nhiều việc không phải quyền hạn. Như vậy, đây là cách để nâng cao trách nhiệm cũng như bảo vệ quyền lợi bản thân.

Đánh giá định kỳ

Bất kỳ mô hình phân quyền trong quản trị nào cũng cần được đánh giá định kỳ. Điều này nhằm chỉ ra hiệu quả công việc đã đạt được trong thực tế. Nhà lãnh đạo sẽ biết cấp dưới đã tận dụng được những thứ trao cho hay không.

Nếu kết quả đi theo chiều hướng tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy. Theo hướng ngược lại cần cân nhắc đến mọi yếu tố. Đó có thể là áp dụng sai mô hình, lỗ hồng từ cấp trên hoặc nhân viên,…

Chủ động phối hợp

Phân quyền trong quản trị không đồng nghĩa với việc rũ bỏ trách nhiệm. Bạn cần xác định ngay từ đầu về ý nghĩa thực sự của cách làm này là gì. Đây chính là tận dụng nguồn lực, quản lý tổ chức và đồng hành cùng nhau.

Phân quyền cần đi đôi với chủ động phối hợp để ứng phó với rủi ro

Dù kết quả của cấp dưới có ra sao thì nhà quản lý, lãnh đạo vẫn là người liên đới. Hãy chủ động phối hợp để kịp thời ngăn chặn những rủi ro xảy đến.

Có thể thấy rằng, việc tìm ra mô hình thích hợp trước khi áp dụng là rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện cũng cần sử dụng các kỹ thuật để đốc thúc, giám sát. Vuiapp.vn hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ sớm thành công với cách phân quyền trong quản trị.