Skip to main content
03/03/2022

6 bước quy trình bán hàng của công ty sản xuất

Quản Trị Văn Phòng

Quy trình bán hàng của công ty sản xuất là thành phần cần có để doanh nghiệp tồn tại, đi lên. Đây được xem như chiếc cầu nối đưa sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng.

Dưới đây là vai trò và các bước quy trình bán hàng của công ty sản xuất chuẩn nhất mà Vuiapp.vn đã tổng hợp. Hi vọng những thông tin hữu ích này giúp bạn có thể dễ dàng áp dụng nó vào thực tế một cách hiệu quả.

Quy trình bán hàng của công ty sản xuất giữ vai trò như thế nào?

Đầu tiên, quy trình bán hàng của công ty sản xuất giữ vai trò giúp lưu chuyển sản phẩm. Hàng hóa cuối cùng sau khi được tạo ra, thông qua tiến trình này sẽ đến tay người dùng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhờ vậy mới có kết quả.

Quy trình bán hàng của công ty sản xuất  giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh

Đồng thời, quy trình bán hàng còn thực hiện việc lưu chuyển tiền tệ. Cụ thể nó chuyển hàng hóa thành nguồn tiền và tiếp tục đầu tư tạo ra các sản phẩm khác. Doanh nghiệp theo guồng vận hành thị trường, thu lợi nhuận từng năm để tồn tại. 

Song song với đó, khi một quy trình bán buôn hàng hóa hiệu quả sẽ khiến khách hàng hài lòng. Theo thời gian, họ trở thành những người tiêu dùng trung thành, tạo ra lợi ích lâu dài cho công ty. Cơ bản vì người mua sở hữu được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu mong muốn.

Các bước trong quy trình bán hàng của công ty sản xuất hiện nay

Các bước trong quy trình bán hàng của công ty sản xuất sẽ quyết định câu chuyện sức cạnh tranh thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xác định mình có đạt hiệu quả kinh doanh đặt ra hay không.

Vì vậy, việc tuân thủ trình tự từng bước trong tiến trình bán hàng hết sức quan trọng. Mời bạn cùng chuyên trang theo dõi chi tiết phần nội dung sau: 

Bước 1: Chuẩn bị

Khâu chuẩn bị là bước cần thiết, tiền đề tạo nên quy trình bán hàng của công ty sản xuất. Nguyên tắc này với bất cứ ngành nghề, công việc nào cũng nên phải có. Thậm chí khi bạn đã thành chuyên gia trong lĩnh vực Sale cũng không được phép bỏ qua nó.

Chuẩn bị những thông tin, vật dụng cần thiết trước khi hẹn gặp khách hàng

Để việc bán hàng đạt hiệu quả, nhà quản lý và nhân viên cần chuẩn bị:

  • Các thông tin về sản phẩm như ưu điểm, lợi ích khách hàng nhận được. Đơn giản vì nếu biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể cung cấp cho người mua nhiều thông tin cần thiết nhất.
  • Nhân viên Sales chuẩn bị công cụ cần thiết để hỗ trợ quy trình bán hàng của công ty sản xuất. Đó là các bảng báo giá, chính sách khuyến mãi, chiết khấu sản phẩm, danh thiếp,…
  • Chuẩn bị cho bản thân trang phục lịch sự, chuyên nghiệp tạo hình ảnh ban đầu. Đặc biệt, bạn phải luôn giữ vững tâm lý tự tin khi đến cuộc hẹn bán hàng. 

Bước 2: Xây dựng tệp khách hàng

Trong quy trình bán hàng của công ty sản xuất, người mua hàng luôn là mục tiêu chính cần xây dựng. Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng đầu tiên bạn hãy xác định cần tiếp cận vào những thị trường nào. Lý do vì nơi đó có đối tượng người tiêu dùng doanh nghiệp hướng đến. 

Ngày nay, việc tìm kiếm khách hàng diễn ra ngày càng thuận tiện, đa kênh hơn. Trong đó bao gồm các phương tiện truyền thông như báo chí, website, sự kiện xã hội,... Bạn có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi với thái độ chân tình quan tâm nhất đến khách hàng.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng, nắm bắt nhu cầu cụ thể

Công việc tiếp theo chính là tiếp cận người mua bằng Email, liên hệ chào hàng, thiết lập cuộc hẹn,... Mục đích trao đổi, giới thiệu các sản phẩm công ty sản xuất.

Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng

Sau khi kết nối thành công, nhân viên Sales sẽ  đánh giá, biết được nhu cầu chính của khách hàng. Điều này được cho là quan trọng vì nó sẽ giúp họ xác định cách cung cấp sản phẩm thật tốt. Quy trình bán hàng của công ty sản xuất có thành công hay không phụ thuộc phần lớn ở bước này.

Bước 4: Giới thiệu, trình bày sản phẩm công ty

Khi những bước trên diễn ra thuận lợi, sẵn sàng, bạn hãy tiến hành giới thiệu, trình bày sản phẩm. Tuy nhiên, điều đầu tiên nên nhớ rằng đừng biến cuộc gặp thành buổi thuyết trình.

Người bán cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn để nắm bắt nhu cầu, vấn đề của họ. Sau đó mới đi vào giải pháp mang lại từ các sản phẩm công ty. Thông qua đây, bạn cũng đã khéo léo giới thiệu thông tin liên quan về hàng hóa cung cấp.

Ngoài ra, việc thuyết phục khách hàng mua hàng là một kỹ năng không dễ dàng. Thực tế, trước khi biết đến doanh nghiệp họ đã tìm hiểu rất nhiều đơn vị cung cấp khác. Thậm chí, khách còn nắm rõ về giá cả thị trường, tính năng cơ bản sản phẩm đang tìm kiếm.

Do đó, bạn không nên “múa rìu qua mắt thợ”, hãy đi sâu giải quyết khó khăn của người mua. Đặc biệt, tình trạng nói lòng vòng, quá nhiều chỉ duy nhất về hàng hóa công ty lúc này cần tránh.

Thêm nữa, cuối buổi gặp bán hàng, nhân viên Sales hỏi thêm khách về những vấn đề còn khúc mắc. Sau đó, bản thân chủ động giải đáp tất cả. Điều tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại ghi điểm trong lòng khách hàng.

Đơn giản vì bạn cho họ cảm giác quan trọng và được quan tâm. Buổi giới thiệu sản phẩm như vậy sẽ gây ấn tượng hơn so với kiểu thao thao bất tuyệt trình bày. 

Bước 5: Chốt đơn hàng giữa hai bên

Đây chính là bước quan trọng cần đạt được  trong quy trình bán hàng của công ty sản xuất. Ở giai đoạn này, khách hàng gần như đã nhận thức đầy đủ thông tin cơ bản về sản phẩm.

Thống nhất và chốt đơn hàng cùng khách

Vì vậy, việc cần làm là nhấn mạnh lợi ích họ sẽ nhận được như: Giá cả, chiết khấu, bảo hành,... Mục đích nhằm thúc đẩy người mua ra quyết định nhập hàng nhanh và dứt khoát.

Bước 6: Chăm sóc, giữ mối quan hệ với khách hàng sau bán

Việc chốt đơn hàng được không có nghĩa đã xong nhiệm vụ, đó là suy nghĩ gây sai lầm lớn. Vì thế, bất kỳ nhân viên kinh doanh nào cũng đừng quên bước chăm sóc khách hàng sau bán.

Bạn hãy luôn gọi điện hỏi han, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách. Thậm chí, về lâu chính họ là những người giúp công ty bán được nhiều đơn hàng tiếp theo. Hoặc trường hợp tốt hơn, sản phẩm được khách hàng PR miễn phí đến người tiêu dùng khác. 

Trên đây là các bước cơ bản trong quy trình bán hàng của công ty sản xuất. Mong rằng qua thông tin từ Vuiapp.vn, doanh nghiệp ngày càng đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.