Skip to main content
28/03/2022

Tìm hiểu 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell

Quản Trị Văn Phòng

5 cấp độ lãnh đạo là khái niệm được nhiều người chủ động học hỏi trong thời gian gần đây. Họ có thể là những vị sếp cấp cao hoặc những cá nhân mới bắt đầu đi làm.

Vậy mô hình lãnh đạo 5 cấp độ là gì và có thực sự hữu ích hay không? Nếu đó được coi là kế hoạch phát triển bản thân thì nên được thực hiện thế nào? Độc giả của Vuiapp.vn sẽ nhanh chóng làm sáng tỏ câu hỏi thông qua bài viết này.

5 cấp độ lãnh đạo là gì?

Mô hình này thường được biết đến với tên gọi là 5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell. Đây là một chuyên gia, huấn luyện viên hàng đầu thế giới. Ông đã dẫn dắt một tổ chức phi lợi nhuận gần 6 triệu nhà quản lý đến từ 177 nước.

Các cấp độ lãnh đạo giúp định hướng lộ trình hoàn thiện bản thân

Vì thế, ngay từ khi khái niệm trên ra đời trong cuốn sách cùng tên đã được đón nhận nhiệt tình. Theo đó, để cải thiện năng lực cần biết:

- Mình đang ở đâu.

- Mình muốn đi đâu.

Dựa vào đó, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc vạch tiếp chiến lược phát triển bản thân. Khái niệm nhà lãnh đạo mà John Maxwell nhắc tới không theo nghĩa hẹp. Đó chưa hẳn chỉ định nhà quản lý, giám đốc hay chủ doanh nghiệp.

Mở rộng hơn, đối tượng muốn nói đến ở đây là tất cả những người có khả năng ảnh hưởng. 5 cấp độ lãnh đạo luôn đảm bảo ba yếu tố:

- Năng lực tạo ra tầm nhìn.

- Khả năng truyền cảm hứng đến những đối tượng khác.

- Gây ảnh hưởng.

Mỗi cấp bậc đều bắt đầu từ sự hiểu biết sâu sắc. Chúng liên quan đến các mối quan hệ cá nhân và sự kết nối với kết quả đạt được. Yếu tố này tiếp tục phát triển đến khi có người tin tưởng và làm theo. Kết quả cuối cùng là nhà lãnh đạo sẽ đào tạo ra người kế nhiệm.

Họ kết thúc như một tấm gương để người khác nhìn nhận và noi theo. Theo Maxwell, sau mỗi cấp độ chúng ta luôn có cơ hội để phát triển hơn nữa.

Đặc điểm của 5 cấp độ lãnh đạo

Điều được mọi người quan tâm nhất chắc chắn là 5 cấp độ lãnh đạo gồm những gì. Không để bạn phải chờ lâu, câu trả lời sẽ được phân tích cụ thể, dễ hiểu. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng định vị được năng lực bản thân hơn.

Chức vị - mức đầu tiên trong 5 cấp độ lãnh đạo theo John Maxwell

Đây là mức độ thấp nhất, xuất phát điểm trong 5 cấp độ lãnh đạo. Từ khóa mà bạn nên biết ở đây chính là quyền hành. Nó có nghĩa mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải làm thế.

Ở cấp độ 1, nhân viên làm việc trên những quy định nhà lãnh đạo đề ra

Để dễ hiểu, hãy tưởng tượng sau một thời gian cống hiến, bạn đem lại lợi nhuận cho công ty. Vì thế, các cấp trên cân nhắc đưa lên vị trí cao hơn. Bạn bắt đầu có những người nhân viên của riêng mình. Nó cũng đồng nghĩa áp lực và trách nhiệm gánh vác cao hơn.

Đặc điểm

Với một trong 5 cấp độ lãnh đạo này bạn sẽ khiến người khác nghe theo chỉ thị của mình. Tuy nhiên, nó xuất phát từ việc họ buộc làm thế vì bạn có chức vị cao hơn. Việc kiểm soát dựa trên các quy tắc, quy định, chính sách và sơ đồ tổ chức. Đặc điểm điển hình:

- Hay áp đặt cấp dưới bằng hệ thống rập khuôn và chính sách thưởng phạt.

- Sau thời gian nhất định, nhân viên trở nên phụ thuộc vào người quản lý. Bởi lẽ, họ vốn chỉ biết làm theo quy trình. Họ không biết mục đích là gì và ngỡ ngàng khi bị sa thải vì hết giá trị khai thác.

Nhiều người đứng ở vị trí cấp cao nhưng họ chưa thực sự có năng lực lãnh đạo. Nếu kéo dài sẽ khiến cấp dưới không nể phục. Dẫn đến tình trạng làm việc không hết khả năng và trách nhiệm.

Cần làm gì?

Khi đã hiểu nấc thang đầu tiên trong 5 cấp độ lãnh đạo, bạn cần làm gì để tiến lên? Dưới đây là những định hướng chiến lược nên thực hiện theo:

- Bắt đầu từ việc hiểu rõ giá trị bản thân cũng như doanh nghiệp. Từ đó tiếp tục lan tỏa đến các thành viên trong công ty.

- Thể hiện năng lực bằng cách chủ động gánh vác trách nhiệm hiện tại. Bạn cũng cần thường xuyên nảy ra ý tưởng sáng tạo cho sự thay đổi, cải tiến.

- Phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất và quan hệ.

- Học cách lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ, xây dựng kết nối với nhân viên.

- Hạn chế việc kiểm soát nhân viên và công việc bằng quy định quá cứng nhắc.

Sự chấp thuận

Sự chấp thuận là mức thứ hai trong tiến trình 5 cấp độ lãnh đạo. Từ khóa tuân thủ là là “mối quan hệ” – mọi người theo bạn vì họ muốn như thế.

Nhân viên đi theo chỉ đạo của bạn vì đó là điều họ muốn

Khi vận hành dựa trên sự đồng thuận, mọi thứ sẽ dần thay đổi. Cấp dưới chủ động làm nhiều hơn thay vì chỉ gượng ép tuân theo mệnh lệnh. Bước ngoặt lớn nhất ở giai đoạn này có thể đạt được chính là:

- Kết nối được các thành viên với nhau một cách chặt chẽ.

- Bạn hòa nhập được với cấp dưới của mình và làm cho họ nghe theo một cách tự nguyện.

Đặc điểm

Đặc điểm của giai đoạn hai trong 5 cấp độ lãnh đạo là đã xây dựng được niềm tin. Điều này có được nhờ nhất quán giữa lời nói và hành động trước nhân viên. Cấp dưới cũng hiểu bạn có tận tâm với họ không hay chỉ xem như một công cụ. Mọi người chủ động là việc, hợp tác hơn khi:

- Cảm thấy sự quan tâm, ân cần từ nhà lãnh đạo.

-  Nhận ra giá trị bản thân của mình, được công nhận và đáng tin cậy trong mắt người khác.

Hãy nhớ rằng không ai có thể thành công bằng cách làm việc riêng lẻ. Tạo dựng quan hệ giúp chuyển đổi từ  “họ phải theo” thành “họ muốn theo”. Tuy nhiên, bạn cũng không nên giữ mình ở một trong 5 cấp độ lãnh đạo này quá lâu.

Gợi ý cải thiện

Bạn đã thực hiện tốt việc giữ chân nhân sự bằng các chính sách tốt. Đó là thấu hiệu, công bằng, minh bạch và mọi người đều có lợi. Vì thế, hãy tiếp tục phát huy những hành động tích cực này. Bên cạnh đó, cần tiến hành nâng cấp, hướng tới mức tiếp theo trong 5 cấp độ lãnh đạo:

- Tìm cách giúp nhân viên làm việc với năng suất cao hơn nữa.

- Bắt đầu xây dựng đội ngũ lãnh đạo vững chắc, có trình độ và thái độ.

- Định ra tầm nhìn chung và lên kế hoạch bổ sung nguồn lực cần thiết.

- Cần có sự kiên nhẫn trong vòng 3 – 5 năm để thấy sự thay đổi nhất định.

Cấp độ lãnh đạo thứ 3 là định hướng kết quả

Cấp độ lãnh đạo thứ 3 là định hướng kết quả với từ khóa mô tả cùng tên. Nó nghĩa là mọi người đi theo vì những gì bạn đã làm cho tổ chức, đội nhóm. Tại một trong 5 cấp độ lãnh đạo này năng lực đo lường bằng thành quả đạt được.

Nhân viên đi theo lý tưởng của nhà lãnh đạo từ những thành công đã có

Để đạt tới trình độ này, bạn cần bỏ ra rất nhiều nỗ lực, phấn đấu. Nhân viên sẽ tin tưởng và tự nguyện đi theo vì nhìn thấy những gì đã gây dựng thành công.

Đặc điểm

Nhà lãnh đạo cấp độ 3 sở hữu nhiều đặc điểm tích cực và khác biệt. Bạn sẽ nhận thấy ở họ những yếu tố như:

- Kỷ luật tự giác.

- Đạo đức làm việc.

- Cách tổ chức.

- Chuyên môn xuất sắc.

Quan trọng hơn hết đó chính là sự xuất hiện của động lực. Tất cả nhân viên trong tổ chức đều cảm giác sự chiến thắng. Họ có thêm niềm tin vào một viễn cảnh tương lai tốt đẹp.

Chiến lược cần có

Giai đoạn 3 trong 5 cấp độ lãnh đạo đánh dấu bạn đã trở thành nhà quản lý tốt. Tuy nhiên, năng suất cao hơn hẳn so với người khác vẫn là chưa đủ. Để đạt được mức cao hơn bạn cần chuyển từ nhà sản xuất sang phát triển con người. Bởi lẽ, nhân sự là tài sản đáng giá nhất.

- Lên kế hoạch nâng cấp trình độ cho nhân sự. Để hiệu quả, hãy tập trung vào 20% nhân viên hàng đầu.

- Đã đến lúc sẵn sàng đưa ra quyết định dù là khó khăn. Chuyển người sang vị trí khác hoặc sa thải khi không còn phù hợp.

- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế tiếp bằng cách để họ theo sát, học hỏi.

Phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực là mức thứ tư trong 5 cấp độ lãnh đạo. Từ khóa cần nói đến là “nuôi dưỡng nguồn lực và sự trung thành”. Các thành viên đi theo vì nhận thấy những gì bạn đã làm cho họ. Cấp trên giúp đỡ người khác bằng cách đầu tư:

Nhân viên đi theo vì nhận thấy những điều đã được nhận từ bạn

- Thời gian.

- Năng lực.

- Tiền bạc.

- Tư duy.

Việc này không chỉ dừng lại ở cách sắp xếp nhân sự sao cho phát huy tối đa khả năng. Nó còn nằm ở cách tạo ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo có chiến lược.

Đặc điểm

Ở cấp độ này, bạn gần như đóng vai trò là người thay đổi cuộc đời nhân viên. Họ đã nhận ra điểm mạnh  - yếu và tối đa hóa giá trị nhờ bạn. Quan trọng hơn, các thành viên trở nên tự do, hoàn toàn chủ động và làm chủ cuộc sống.

Bài học, kinh nghiệm và đóng góp trở thành yếu tố tiên quyết để có được sự ủng hộ. Những người đứng ở vị trí quan trọng trong 5 cấp độ lãnh đạo thường chưa dừng lại ở đây. Họ muốn giá trị và tầm ảnh hưởng của mình vươn xa hơn nữa.

Bằng cách nào?

Để tới đây, bạn đã dành toàn bộ thời gian tâm trí vượt qua trong cấp độ lãnh đạo. Thành công của bạn chính là tạo ra một thế hệ trẻ tiềm năng. Chính họ sẽ đưa bạn lên đỉnh cao nhất.

- Hãy kiên định, bền bỉ theo đuổi lý tưởng và giá trị cốt lõi.

- Chia sẻ kiến thức, bài học qua từng chặng đường sự nghiệp của mình.

- Tiếp tục dẫn dắt.

- Kế hoạch kế tiếp.

Đỉnh cao

Cấp độ lãnh đạo cao nhất là gì dường như là điều khiến nhiều người tò mò nhất. Từ khóa là “đỉnh cao” – mọi người đi theo vì biết bạn là ai và đại diện cho điều gì.

Bạn đạt thành quả trên mọi nơi mà mình đi qua

Không có nhiều người chạm tới mức cao nhất trong cấp độ lãnh đạo. Bởi lẽ, nó đòi hỏi mức độ khác biệt về kỹ năng cũng như những thiên phú. Ở trình độ này, mọi người nghe thấy tên bạn sẽ biết ngay:

- Đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào.

- Đi theo sự lãnh đạo vô điều kiện, không chút phân tâm.

Đặc điểm nổi bật nhất chính là đem tới thành công cho những nơi bạn đặt chân qua. Nhà lãnh đạo đem tới những giá trị vượt bậc như:

- Nâng cao tổng thể tổ chức.

- Đem lợi ích tới cho mọi thành viên.

- Với lòng biết ơn và khiêm tốn, luôn nỗ lực tạo ra càng nhiều lãnh đạo càng tốt.

- Mở rộng tầm ảnh hưởng, tạo ra sự khác biệt tích cực ngoài lĩnh vực đang hoạt động.

Bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo cấp độ 5

Sẽ mất rất nhiều năm để hoàn thiện 5 cấp độ lãnh đạo và rất hiếm người làm được vậy. Tuy nhiên, thành quả đem lại tuyệt vời đến mức khó tưởng. Bạn trở thành biểu tượng, đại diện cho giá trị riêng biệt. Không có đường tắt, hãy nỗ lực với những tiêu chí dưới đây.

Để đạt 5 cấp độ lãnh đạo cần sự khiêm tốn

Không có sự khiêm tốn rất khó để đi qua 5 cấp độ lãnh đạo. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 đã chứng minh điều này. Nhiều người kiêu ngạo đã tự phá hủy tổ chức của mình. Đức tính này giúp bạn đủ tỉnh táo nhận ra việc gì sẽ đến và chủ động đương đầu.

Điều này cũng giúp nhân viên nể phục, tự nguyện đi theo bạn. Bởi họ không cảm thấy khoảng cách quá lớn giữa sếp và cấp dưới.

Yêu cầu giúp đỡ

Nhiều người nghĩ rằng yêu cầu giúp đỡ là biểu hiện của sự yếu kém. Tuy nhiên, đây thực sự là sức mạnh để tiến bước tới mức cao nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo. Bởi vì, bạn sẽ hợp tác được với những người có chuyên môn giỏi đứng ra hỗ trợ.

Tạo điều kiện cho người tài phát huy năng lực là cách để thành công

Câu nói của Guy Kawasaki rất đúng trong tình huống này. Đó là “người hạng A tuyển các đối tượng A+. Trong khi đó, người hạng B lại ưa thích thu phục hạng C dưới chướng mình”. Nhờ sự hỗ trợ của cá nhân xuất chúng, cả bạn và tổ chức đều đi lên.

Chịu trách nhiệm

Đây là thuộc tính hàng đầu để vượt qua 5 cấp độ lãnh đạo. Bạn cần sẵn sàng chịu trách nhiệm với lỗi lầm, thất bại của tập thể. Đó là thước đo giá trị, lòng dũng cảm và sức mạnh bản thân.

Đổ lỗi chỉ khiến cho tình huống trở nên khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó cũng làm mất đi sự tin tưởng, ngưỡng mộ từ cấp dưới. Sau cùng, họ sẽ rời đi và sẽ chẳng còn ai để phát huy tài năng lãnh đạo.

Phát triển kỷ luật

Tinh hoa của những người thành công chính là rèn luyện thói quen kỷ luật cho bản thân. Nó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi tự do. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại, bạn chỉ thoải mái khi đi theo đường lối.

Kỷ luật là cách để bạn không bị khuất phục bởi cảm xúc thất thường

Vô tổ chức biến con người trở thành nô lệ của tâm trạng, ham muốn và cảm xúc thái quá. Vì thế, bạn nên tự tạo ra kỷ luật cho mình và truyền cảm hứng cho người khác.

Dẫn dắt bằng đam mê

Đam mê sẽ giúp bạn đạt đỉnh cao của 5 cấp độ lãnh đạo. Đó là yếu tố giúp có thêm động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên làm việc. Mọi người cảm thấy được kích thích niềm hứng khởi, năng lượng dồi dào.

Quan trọng hơn chính là phát huy hiệu quả lao động. Cơ sở này sẽ giúp xây dựng niềm tin nơi đối tác, khách hàng.

Những nhà lãnh đạo có đam mê với điều họ làm và không ngần ngại thể hiện điều đó. Nếu cho cấp dưới nhận ra, sẽ coi đó là tấm gương và hành động tương tự. Vì thế, hãy tự tạo ra tầm nhìn đầy cảm hứng cho bản thân.

Trên đây là những điều bạn nên biết để có một lộ trình phát triển sự nghiệp đúng nghĩa. Hãy kiên nhẫn tới khi có đủ trải nghiệm, năng lực và thái độ. Vuiapp.vn hy vọng thành công sẽ tới với độc giả qua 5 cấp độ lãnh đạo ở trên.