Skip to main content
10/03/2022

3 Cách giải quyết xung đột trong nhóm khéo léo và hiệu quả

Quản Trị Văn Phòng

Cách giải quyết xung đột trong nhóm như thế nào là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đơn giản vì khi cộng tác làm việc, mỗi thành viên đều có hành động của riêng họ. Điều này dẫn đến việc cá nhân khó tránh khỏi các tình huống mâu thuẫn trong nhóm

Vấn đề có thể xuất phát từ bất đồng ý kiến lúc họp hành, quyền lợi các bên chưa xác định rõ. Sau khi biết mấu chốt của vấn đề ở đâu, bạn cần tìm giải pháp tháo gỡ mâu thuẫn. 

Dưới đây Vuiapp.vn xin chia sẻ đến bạn cách giải quyết xung đột thật khéo léo, hiệu quả. Quý độc giả đừng bỏ lỡ nội dung thú vị này nhé!

Cách giải quyết xung đột trong nhóm khéo léo và hiệu quả

Trong bất cứ sự tranh cãi nào đi chăng nữa, việc hòa giải luôn là điều cần thiết thực hiện. Vì thế cần có cách giải quyết xung đột trong nhóm sao cho phù hợp để giữ được mối quan hệ tốt. Như vậy, về lâu dài các bên hợp tác và gắn bó với nhau hơn.

1. Tạm gác "cái tôi" cá nhân vì mục mục tiêu chung

Trong một nhóm làm việc, mỗi thành viên đều có những “cái tôi” riêng. Do đó, theo lẽ thường sẽ không có cá nhân nào muốn nhường nhịn nhau. 

Giữ bình tĩnh, hạ cái tôi của bản thân để bắt đầu giải quyết vấn đề

Nhưng vì mục tiêu chung, việc suy nghĩ theo hướng tích cực, hạ cái tôi xuống là điều cần thiết. Tất cả mọi người trong nhóm nên cùng tìm hiểu nhau thêm thay vì xảy ra mâu thuẫn. 

Cách giải quyết xung đột trong nhóm theo hướng này đúng cả khi bạn xử lý vấn đề của cá nhân. Hay với vai trò người phán xử, việc phân định xem ai đúng sai không quan trọng bằng giữ hòa khí chung.

Sau những mâu thuẫn xảy ra, điều tốt nhất đừng nên nhắc lại vấn đề tranh cãi đó. Những lời lẽ chỉ trích sẽ không giải quyết sự việc, thậm chí gây hiềm khích, tạo khoảng cách hơn. 

Do đó, các thành viên nhóm hãy nhìn về mục tiêu công việc chung trước mắt để đoàn kết lại. Từng cá nhân khắc phục, hạn chế cảm xúc, quyền lợi bản thân, cố gắng thấu hiểu nhau.  Như vậy, mọi việc mới có chìa khóa để tháo gỡ, tìm ra cách giải quyết xung đột trong nhóm.

2. Lắng nghe ý kiến các thành viên để tìm ra nguyên nhân

Các cuộc tranh cãi đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ lời ăn tiếng nói. Hoặc đôi khi do mâu thuẫn về cách đưa ra ý kiến khi triển khai công việc. 

Lắng nghe, tiếp nhận ý kiến từ mỗi thành viên nhóm

Vì vậy, cách giải quyết xung đột trong nhóm là mỗi người phải biết lắng nghe. Từ đó, hai bên tìm ra điểm khác biệt, ghi nhận ý kiến lẫn nhau theo hướng tích cực.

Đối với người giải quyết xung đột nên duy trì tư duy trung lập và nhận xét khách quan nhất. Mục đích để đảm bảo sự công bằng, tránh suy nghĩ thiên vị từ hai phía. Vô hình chung, mâu thuẫn vẫn cứ tiếp diễn âm thầm cho dù đã đi đến giải hòa 

3. Đặt ra cách giải quyết xung đột trong nhóm cùng nhau

Để giải quyết vấn đề, người quản lý nhóm cần suy nghĩ cẩn thận, đưa ra nhiều lựa chọn tối ưu. Tuyệt đối bạn không nên chỉ đề xuất một giải pháp và buộc các thành viên khác làm theo.

Suy nghĩ theo hướng tích cực, đưa ra những giải pháp để cùng hòa hợp

Tốt hơn hết, trưởng nhóm hãy để họ cùng thảo luận để đưa ra các phương án lựa chọn. Từ đó, hai bên thống nhất phương án cuối cùng mang lại hiệu quả. 

Đây là phương pháp giải quyết xung đột khéo léo. Nó giúp bạn không đưa bên nào vào thế bị ép buộc, tránh hẳn tình trạng đẩy căng thẳng  lên cao thêm. 

Một số vấn đề cần hạn chế để tránh gây xung đột nhóm

Bên cạnh cách giải quyết xung đột trong nhóm,bạn cũng đừng quên vài lưu ý nhỏ. Đây là những điều hạn chế dẫn đến tình trạng mâu thuẫn  tại môi trường công sở. Cụ thể như sau:

  • Không bàn tán sau lưng về đời tư cá nhân của người khác. Trước khi bạn buông ra lời nói, suy nghĩ cho cảm xúc cá nhân của mỗi người. 
  • Tuyệt đối không hùa theo những tin đồn chưa xác thực. Một lời nói vô ý đôi khi mang đến khả năng “sát thương cao”. Những hậu quả nặng nề xảy đến khiến bạn khó lường trước được.
  • Hạn chế xưng “tôi” thay vào đó là“chúng ta” nhằm thể hiện tinh thần tập thể. 
  • Hiểu rõ mục tiêu chung của đội nhóm, nắm rõ việc mình cần phải làm. Như vậy vấn đề xung đột hay mâu thuẫn sẽ khó tồn tại được.
  • Lắng nghe trước, sau đó suy nghĩ nhìn nhận nhiều hướng của sự việc. Tiếp đến bạn mới lên tiếng, góp ý kiến cá nhân. Đừng để những giây phút “bốc đồng” của bản thân gây ảnh hưởng tới tinh thần làm việc tập thể.

Trên đây là những nội dung liên quan đến chủ đề cách giải quyết xung đột trong nhóm. Nếu có vấn đề cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận bên dưới. Vuiapp.vn sẽ sớm gửi câu trả lời đến quý độc giả.