Phỏng vấn thực tập là giai đoạn đầu tiên cho những người mới tiếp xúc với thực tế công việc. Điều này có thể sẽ khiến nhiều cá nhân cảm thấy bối rối, lo lắng.
Dưới đây Vuiapp.vn gửi tới bạn bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập hay gặp và cách trả lời giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó còn là nhiều kinh nghiệm khác để độc giả có sự chuẩn bị tốt nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Các câu hỏi thường thấy khi phỏng vấn thực tập
Nhà tuyển dụng không đi sâu vào phần kinh nghiệm làm việc ở những người phỏng vấn thực tập. Thay vào đó, họ sẽ đánh giá thái độ, tiềm năng và cách trả lời câu hỏi của ứng viên nhiều hơn. Hãy tham khảo phần dưới đây để chứng minh sự ham học hỏi, chân thành và chu đáo của mình.
1. Bạn biết những thông tin gì về doanh nghiệp chúng tôi?
Đây thường là câu hỏi mở đầu cho mỗi buổi phỏng vấn thực tập, khá đơn giản để trả lời. Mục đích nhằm kiểm tra xem thực tập sinh tương lai có hiểu về công ty không. Qua đó cũng đánh giá được mức độ quan tâm đến công việc như thế nào.
Tìm hiểu trước về công ty đem tới nhiều lợi thế cho ứng viên
Trước buổi nói chuyện, bạn nên tìm hiểu cặn kẽ thông tin liên quan tới doanh nghiệp. Thông thường, người đi phỏng vấn cần ghi nhớ:
- Cơ cấu công ty.
- Các dòng sản phẩm/dịch vụ được cung cấp.
- Thị trường chính.
- Kênh phân phối.
- Tệp khách hàng.
- Đối tác chính.
- Thông tin tiêu biểu về vị trí đang ứng tuyển.
Nắm được điều này sẽ giúp bạn dễ dàng gây ấn tượng mạnh mẽ trong buổi phỏng vấn thực tập. Đây cũng là cách nâng cao sự tự tin, chủ động trong suốt quá trình.
2. Tại sao bạn đưa ra quyết định chọn ứng tuyển vào công ty?
Để trả lời câu hỏi này thành công, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc được cung cấp. Từ đó, tìm ta những điểm phù hợp với bản thân và kỳ vọng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp những hiểu biết từ câu trên để nêu lý do.
Điều này nhằm khẳng định với nhà tuyển dụng bạn chính là mảnh ghép phù hợp. Bên cạnh đó cũng đừng quên nêu ra điểm nổi trội của doanh nghiệp trong buổi phỏng vấn thực tập.
3. Mục tiêu nghề nghiệp qua từng giai đoạn là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là điều được người phỏng vấn rất quan tâm trong buổi phỏng vấn thực tập. Họ sẽ đánh giá thực tập sinh này có định hướng và gắn bó lâu dài với công ty không. Để trả lời thông minh nhất, bạn nên áp dụng chiến thuật sau:
Nên chuẩn bị trước mục tiêu nghề nghiệp để không bị bối rối
- Chọn ra các định hướng ngắn hạn từ 1 – 3 năm tới. Chúng phải liên quan mật thiết đến vị trí đang ứng tuyển.
- Mở rộng tới mục tiêu dài hạn hơn trong vòng 3 – 5 năm tiếp theo. Bạn nên dựa trên những kỳ vọng ở trên, để phát triển ý định. Qua đó thể hiện bạn thực sự đã có kế hoạch cho bản thân, là người đáng tin cậy. Tuy nhiên cũng nên nêu ra những thứ phù hợp với thực tế và năng lực.
4. Điểm mạnh – yếu của bản thân có liên quan đến công việc
Đây cũng là câu hỏi thường được nhắc tới trong những buổi phỏng vấn thực tập. Nên có sự chuẩn bị từ trước để tránh cảm thấy bối rối. Qua đó, người tuyển dụng cũng biết nhiều hơn về cách mà bạn đang tự đánh giá bản thân.
- Về điểm mạnh: Nên chọn 2 – 3 ý liên quan trực tiếp tới vị trí công việc. Đó có thể là tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, xử lý vấn đề,...Mỗi phần nên nêu ra dẫn chứng cụ thể thông qua hoạt động học tập trên trường lớp, trong xã hội.
- Về điểm yếu: Cần phải trình bày một cách hết sức khéo léo, thông minh. Bạn nên thẳng thắn thừa nhận nếu điều đó có làm ảnh hưởng tới công việc. Tuy nhiên, hãy đề xuất cách tự khắc phục để không làm mất điểm. Số lượng nêu ra không nên nhiều hơn 3.
Đối với phỏng vấn thực tập, tối ưu nhất là nói về sự thiếu kinh nghiệm của bản thân. Nhưng để bù đắp vào đó, bạn nên nói về những chứng chỉ, khóa học có liên quan.
5. Mức lương mong muốn
Thông thường, công ty đều thống nhất hệ thống lương, trợ cấp trước khi diễn ra phỏng vấn thực tập. Bạn có thể tham khảo trên các bài post tuyển dụng để đưa ra mức phù hợp.
Thỏa thuận về lương cũng cần phải có chiến lược
Tuy nhiên, nếu cảm thấy đáp ứng được hầu hết yêu cầu trong JD thì nên làm như thế nào? Bạn cần mạnh dạn đề xuất mức lương cao hơn. Bên cạnh đó, hãy cân nhắc đến các yếu tố có thể đánh đổi để tạo tiền đề tốt nhất cho sự nghiệp:
- Tính chất công việc.
- Cơ hội đào tạo.
- Danh tiếng công ty.
- Thời gian thực tập.
Các kinh nghiệm phỏng vấn cho thực tập sinh
Để chắc chắn thành công, bạn nên tham khảo thêm các kinh nghiệm phỏng vấn cho thực tập sinh. Qua đó không chỉ thể hiện sự am hiểu mà còn là thái độ chuyên nghiệp, tinh thần cầu thị. Nếu đó là cơ hội tốt hãy làm hết sức mình với những lưu ý dưới đây.
1. Tìm hiểu chi tiết công ty/công việc
Như đã nói ở trên, việc tìm hiểu công ty trước khi phỏng vấn thực tập rất quan trọng. Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, dù đến nơi nào, hãy thể hiện mình đã thực sự nghiên cứu thông tin vị trí đó.
Bạn không cần phải nhớ hết tất cả mọi thứ, chỉ cần lưu ý các điểm trọng tâm nhất. Bên cạnh đó, việc hỏi thêm điều chưa biết từ nhà tuyển dụng cũng rất hữu ích. Nó sẽ làm tăng mức độ tương tác và nâng cao tinh thần ham học hỏi từ bạn.
2. Chuẩn bị CV ấn tượng trước buổi phỏng vấn thực tập
Trước buổi phỏng vấn thực tập, bạn nên xem lại và chỉnh sửa CV sao cho ấn tượng nhất. Bạn cũng cần nhớ mình đã ghi gì trong đó. Điều này sẽ giúp chủ động hơn khi được hỏi những điều liên quan. Ngoài CV, ứng viên có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh gồm có:
CV cần có cả sự sáng tạo và tính thuyết phục
- Sơ yếu lý lịch.
- Chứng chỉ, chứng nhận, bằng cấp bản photo.
- Giấy giới thiệu…
3. Chỉn chu bề ngoài
Có thể nói rằng vẻ ngoài chưa đủ để đánh giá về con người cũng như tính cách. Tuy nhiên, đây sẽ là điểm cộng lớn cho buổi phỏng vấn thực tập. Không chỉ qua cách ăn mặc, bạn nên tập trung cả vào những hành động, cử chỉ.
Công ty sẽ nhận thấy đây là người có phong thái đĩnh đạc, tự tin và lịch sự. Nếu bạn ứng tuyển vào những vị trí cần nhiều sự giao tiếp thì việc này rất quan trọng.
4. Không quá lo lắng
Lo lắng có thể là điều dễ thấy nhất là trong những lần đầu đầu tiên phỏng vấn thực tập. Tuy nhiên, hãy cố gắng tiết chế để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc nói chuyện. Bạn chỉ cần tự tin thể hiện những điều mình đã chuẩn bị.
Không lo lắng, tự tin thể hiện những điều mình có là chìa khóa thành công
Dù có mắc phải một số lỗi thì đó cũng không phải vấn đề nếu bạn luôn sẵn sàng học hỏi. Nhà tuyển dụng hiểu rằng đây là một nhân tố mới, cần được hướng dẫn và đào tạo.
5. Tác phong chuyên nghiệp
Tác phong chuyên nghiệp là điều sẽ được đánh giá nhiều ở một buổi phỏng vấn cho thực tập sinh. Bởi lẽ, kiến thức và kĩ năng có thể đào tạo nhưng ý thức, thái độ thì rất khó để uốn nắn. Nó có thể nói lên thông qua một số yếu tố như:
- Đi đúng giờ.
- Trang phục nghiêm chỉnh.
- Hồ sơ đầy đủ.
- Biết cách chào hỏi…
Trên đây là những hành trang cơ bản nhất, giúp bạn mở ra hướng đi cho sự nghiệp. Trải qua mỗi lần dù thất bại hay thành công sẽ đều là kinh nghiệm quý giá. Vuiapp.vn hy vọng rằng bạn sẽ thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn thực tập sắp tới.