Skip to main content
10/05/2022

Chuyển đổi số là gì? 5 trụ cột chính để chuyển đổi số thành công

Kiến Thức Văn Phòng

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số hiện nay đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược của mọi công ty. Nó xoay quanh việc áp dụng và tích hợp các công nghệ hiện làm thay đổi căn bản cách thức kinh doanh. Đồng thời cải biến cách cung cấp giá trị cho khách hàng.

Trong thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bạn không thể bỏ qua xu hướng chuyển đổi số. Chính vì vậy, hãy cùng Vuiapp.vn tìm hiểu chuyên sâu chủ đề này qua nội dung dưới đây.

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hay Digital transformation là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc, giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ đóng vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học...

 

Chuyển đổi số là gì?

 

Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi toàn bộ từ gốc rễ. Cụ thể, bạn cần liên tục rèn thói quen không ngừng thử nghiệm cái mới và học làm quen với thất bại. 

Có thể nói đây là xu hướng mới trong thời đại 4.0. Bạn có thể áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc sản xuất.

Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đến lúc cần chuyển đổi số 

Chuyển đổi số cho phép các doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trước thị trường. Cụ thể những đối thủ  đến từ các công ty ngang hàng, gã khổng lồ công nghệ hay công ty khởi nghiệp. 

Vậy lúc nào doanh nghiệp cần triển khai chuyển đổi số? Dấu hiệu nhận thấy dễ nhất là khi đơn vị gặp một loạt các vấn đề kinh doanh không tốt. Cụ thể một hay nhiều mục dưới đây xuất hiện, đã đến lúc bạn cần suy nghĩ về xu hướng này.

Không còn nhận lời giới thiệu như trước

Tiếp thị giới thiệu hay còn gọi là truyền miệng ngày càng xuất hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên hình thức trong thời đại 4.0 không còn tồn tại theo kiểu truyền thống Word of Mouth. Hiện nay nó thông qua các phương tiện truyền thông, ứng dụng Email hay nhắn tin. 

Chuyển đổi số tồn tại trong nhiệm vụ kết nối khách hàng

Nếu doanh nghiệp không có sự hiển thị số mạnh mẽ để chia sẻ trên các nền tảng đó sẽ rất thiếu sót.  Việc bị bỏ lỡ các lượt giới thiệu xảy ra là điều không quá ngạc nhiên kể cả sản phẩm có tốt thế nào.

Lượng khách hàng quay lại giảm

Việc mất đi những khách hàng trung thành hoặc quay lại không chỉ do sản phẩm kém chất lượng. Điều này còn có thể xuất phát từ các chương trình khuyến mại của đối thủ cạnh tranh. Hay sự thiếu thông tin của doanh nghiệp khiến khách hàng không liên lạc được.

Rõ ràng vào lúc này, một chiến lược nhắn tin thuộc kế hoạch chuyển đổi số sẽ làm sáng tỏ lý do. Từ đó bạn mới có cơ sở để tìm cách cải thiện vấn đề.

Chương trình khuyến mãi không còn tác dụng tạo doanh thu

Tại sao hình thức khuyến mãi mũi nhọn từng đem lại doanh thu vô cùng lớn không còn hiệu quả nữa? Trong trường hợp như vậy nếu lấy vấn đề in ấn ra để đo lường chiến dịch sẽ rất khó.

Dấu hiệu này thông báo doanh nghiệp đến lúc cần tìm một cách mới ở một góc độ khác. Mục đích để tiếp cận khách hàng, không ở thế bị động, dần mất đi thị phần.

Khiếu nại giữa các bộ phận tăng lên

Mối quan hệ không tốt này có thể do thiếu hợp tác chia sẻ thông tin, các nhóm hoạt động độc lập. Đôi khi, tư duy chưa đổi mới, nhà quản trị cho rằng bán hàng và tiếp thị không liên quan đến nhau. 

Chuyển đổi số hướng đi tất yếu của các tổ chức kinh doanh hiện nay

Nhưng để tồn tại trong thời đại 4.0, hợp tác là hoạt động nền tảng. Đây chính xác là cốt lõi làm cho dữ liệu kinh doanh có thể được truy cập ngay lập tức. Nếu duy trì tình trạng trên, có lẽ nếu tiếp tục doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh lâu dài trên thị trường.

5 trụ cột chính để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp

Hành trình doanh nghiệp chuyển đổi số thành công là một chuyến đi dài nhiều thách thức. Tuy nhiên nó đem lại lợi ích phát triển bền vững cho tổ chức. 

Vậy bằng cách nào để công cuộc này đi đúng hướng và thành công? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu 5 yếu tố chính giữ vai trò quyết định sau đây:

Thiết lập chiến lược và văn hóa dài hạn để chuyển đổi số

Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, chiến lược được ví như Hạt giống, văn hóa sẽ xem là Đất. Nếu yếu tố “Đất” không tốt, nỗ lực cố gắng cách mấy “Hạt” cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh. 

Tuy nhiên, để kiến tạo nên một "mảnh đất tốt” luôn là một bài toán không dễ của các doanh nghiệp. Hãy cùng xem xét một vài bước cơ bản để xây dựng chiến lược và văn hóa khi chuyển đổi số

  • Bước 1: Xác định Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty, đưa chúng vào thực tiễn. Công việc này không dễ dàng và  có sẵn khuôn mẫu để áp dụng với mọi doanh nghiệp. 
  • Bước 2: Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau để đa dạng quan điểm. Họ sẽ cũng đưa ra vô số những ý tưởng rất đáng chú ý, tích cực đưa công ty luôn đi lên. 
  • Bước 3: Sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá kết quả và hiệu quả. Các công cụ có thể kế đến là Scoro, Datapine, Base Planning,... Chỉ khi nắm chắc thông tin, doanh nghiệp mới có thể đưa ra hướng đi phù hợp trong tương lai.

Gắn kết tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng

Từ những năm 2020 trở đi, trải nghiệm khách hàng không đơn thuần ở góc độ phân biệt tên gọi, giá cả. Nó là tổng hòa tất cả những tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, tất cả những thứ bạn  bán, cách bán đều trở thành hàng hóa.

Hiểu về chuyển đổi số để thay đổi quy trình gắn kết với khách hàng

Việc đầu tiên khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp, bạn cần lập bản đồ hành trình khách hàng. Mục đích gắn kết những trải nghiệm này thành một chuỗi liên tục trong mọi giai đoạn mua hàng.

Việc tiếp theo, nhà quản trị sẽ phải định ra những chương trình tại mỗi điểm tiếp xúc. Đây sẽ là thành tố để doanh nghiệp chủ động đưa đến khách hàng tiềm năng những cảm xúc tích cực. Từ đó, họ muốn bước tiếp trong hành trình khách hàng khi đã hài lòng với sản phẩm.

Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi dài hơi, kết nối thương hiệu với người dùng. Khi thực hiện một cách chính xác, nó sẽ mở cánh cửa thu hút thêm nhiều người dùng mới.

Cải tiến chuyển đổi số không ngừng

Mục đích của việc cải tiến chuyển đổi số nhằm tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian lao động. Đây là lợi thế cạnh tranh cốt lõi trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay.

Một ví dụ về dịch vụ khách hàng áp dụng xu hướng trên đã thay đổi cách làm việc. Cụ thể cải tiến việc lưu trữ và tìm kiếm hồ sơ người mua dễ dàng. Đặc biệt có thể truy xuất thông qua máy tính một cách nhanh chóng. 

Rõ ràng quá trình căn bản của dịch vụ khách hàng không đổi nhưng đã trở nên hiệu quả hơn nhiều. Điều đó là nhờ thay thế việc tìm kiếm thủ công bằng vài lần nhấp phím trên máy tính hoặc thiết bị di động.

Công nghệ - một nguyên liệu không thể thay thế

Yếu tố chính để công cuộc chuyển đổi số thành công chính là hiểu được tiềm năng của công nghệ. Nó giúp con người có thể điều chỉnh quy trình và công việc.

Công nghệ - thành phần không thể thiết trong chuyển đổi số kinh doanh

Trước Netflix, mọi người đã đến các cửa hàng để thuê băng đĩa hay ho về xem. Giờ đây, các thư viện nội dung số được phục vụ trực tiếp trên các thiết bị cá nhân. Đây là bước đánh sập lối mòn kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp cho thuê video trực tiếp. 

Truyền phát trực tuyến đã bắt Netflix phải xem xét những gì có thể làm với công nghệ sẵn sàng đó. Điều này dẫn đến những bước đổi mới táo bạo và đúng đắn. 

Cụ thể là một hệ thống đề xuất phim cho người xem bởi trí tuệ nhân tạo ra đời. Đó chính là chuyển đổi số, nắm bắt công nghệ phục vụ kinh doanh.

Quản lý và phân tích dữ liệu

Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích dữ liệu. Doanh nghiệp giờ đây cần đến những "Big data Analyst" để có thể chuyển đổi dữ liệu. Cụ thể biến chúng thành tài sản vốn, hoán đổi con số vô tri thành con số biết nói.

Điển hình các ông lớn công nghệ như Software AG, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỷ USD. Số tiền đó dùng để trả cho các công ty chuyên về quản lý và phân tích dữ liệu. Kết quả họ kiếm được 10,66$ cho mỗi 1$ chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần.

Qua đó, chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác hiệu quả, Big Data sẽ trở thành một khối tài sản vô giá. Từ đó chi phí được cắt giảm, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng đắn và mang tính hợp lý hơn.

Trên đây là nội dung cơ bản về chủ đề chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp thời đại 4.0. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc khác, bạn hãy để lại bình luận, Vuiapp.vn sẽ sớm thông tin phản hồi.