Gut Feeling có nghĩa là linh cảm, cảm giác về một việc gì đó sắp xảy ra. Đây là yếu tố ảnh hưởng ít nhiều tới các quyết định của nhà lãnh đạo. Đến đây, vấn đề có gì đó đi ngược với triết lý kinh doanh dựa trên những dữ liệu con số.
Bài viết dưới đây Vuiapp.vn sẽ giải đáp cho bạn rõ hơn về Gut Feeling là gì, ý nghĩa cũng như cách để nhà quản trị vận dụng Gut Feeling hiệu quả trong việc ra quyết định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Gut Feeling là gì?
Trong tiếng Anh, cảm giác về thứ gì đó không thể định nghĩa, giải thích logic được gọi là “Gut Feeling”. Đối với tiếng Việt, bạn có thể hiểu nó theo nghĩa cảm tính. Một nghiên cứu gần đây, đã chứng minh yếu tố này đóng một vai trò rất lớn trong việc ra quyết định điều hành.
Gut Feeling là gì?
Dễ nhận thấy rằng, nhiều tổ chức ngày nay dựa vào dữ liệu để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Nhưng đối với các quyết định kinh doanh chiến lược, 62% giám đốc điều hành tin tưởng vào cảm tính của họ.
Nói như vậy không có nghĩa là Gut Feeling đi ngược hay chống lại với nguồn dữ liệu. Thực tế, nhà lãnh đạo rất khéo léo kết hợp cảm tính nơi được định hướng bởi Data Driven. Những quyết định tạo nên sự thành công đột phá cũng xuất phát từ bí kíp trên.
Ý nghĩa của Gut Feeling đối với nhà quản trị
Qua phần giải đáp Gut Feeling là gì, chắc hẳn bạn đã bỏ túi thêm kiến thức mới về quản trị kinh doanh. Trong quá trình làm việc, chúng ta thường xoay quanh những con số, dữ liệu. Đây là cơ sở để đưa ra các quyết định, định hướng của doanh nghiệp.
Gut Feeling tác động không nhỏ trong việc ra quyết định của nhà lãnh đạo
Tuy nhiên đó chỉ là bức tranh nổi, trên thực tế lý thuyết không bao giờ áp dụng được tuyệt đối. Hơn nữa, chúng ta là con người và chắc chắn không thể hoàn toàn tách biệt khỏi cảm xúc. Cộng thêm thế giới nhiễu loạn thông tin, rất dễ xảy ra nhầm lẫn trong quá trình phân tích.
Vì vậy, điều lý tưởng nhất, các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua trực giác, cảm tính hoàn toàn. Bản thân sẽ có lúc cần đến nó để cân nhắc thêm khi đối mặt với những nghi ngờ.
Chính vì vậy, sau khi tìm hiểu Gut feeling là gì, bạn có thể hoàn toàn bỏ đi nhầm tưởng Data- driven là duy nhất. Trong mọi quyết định kinh doanh giờ đây, hiệu quả hơn cả cần kết hợp dữ liệu cùng với cảm tính. Cụ thể bao gồm giác quan nhận thức, cảm xúc, kinh nghiệm trong quá khứ, phán đoán,...
Nhà quản trị cần vận dụng Gut Feeling ra quyết định như thế nào?
Sau khi đã biết Gut Feeling là gì, chắc hẳn bạn băn khoăn rằng vận dụng nó đưa ra quyết định thế nào? Dưới đây là các cách quý bạn đọc có thể thực hiện để thúc đẩy quá trình ra quyết định đúng đắn.
Luyện tập chánh niệm
Chánh niệm trong tiếng Anh là thuật ngữ Mindfulness. Từ ngữ chỉ về sự tập trung toàn bộ cảm xúc và suy nghĩ vào một sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, con người không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định ở hiện tại.
Dùng trực giác và kinh nghiệm để đưa ra quyết định hợp lý
Luyện tập chánh niệm giúp nhà quản trị trở nên thông thái hơn, tự hiểu tiếng nói bên trong của mình. Qua đó, bản thân chủ động xác định thời điểm nên đưa ra quyết định và tránh bị phân tâm với các yếu tố không phù hợp.
Để làm đúng hướng điều trên, bạn hãy ghi nhớ hoặc chép lại những trực giác và kinh nghiệm của mình. Sau đó cân nhắc các giải pháp dựa trên dữ liệu, nghĩ chậm lại một chút. Như vậy, với vai trò người ra quyết định sẽ nhận định đâu là lựa chọn hợp ý với cảm tính nhất.
Kết hợp cảm tính cùng dữ liệu
Một ví dụ điển hình khi vận dụng Gut Feeling kết hợp dữ liệu đó là trường hợp của Steve Jobs. Ông là một trong những người ra quyết định khét tiếng nhất mọi thời đại vì dựa vào cảm tính thuần túy.
Kết hợp song song 2 yếu tố cảm tính và dữ liệu
Điển hình như dự đoán một ngày không xa máy tính bảng sẽ vượt qua máy tính để bàn. Mặc dù tại thời điểm khi ấy có rất nhiều báo cáo dữ liệu chứng minh điều ngược lại. Thật bất ngờ, dự đoán của ông sau này đã trở thành hiện thực.
Với tình huống này, liệu nhận định của Steve Jobs có xuất phát từ một loại cảm tính nào không. Đặc biệt khi trước mắt ông là 100% các dữ liệu phân tích chứng minh rất chắc chắn theo chiều ngược lại.
Steve Jobs cùng tài quản trị xuất sắc không lạm dụng kết quả phân tích dữ liệu. Ông đưa ra dự đoán nhìn từ nhiều góc độ cảm nhận được tất cả con số phân tích đấy.
Qua đó có thể thấy rằng, kinh doanh là sự sáng tạo dựa trên cảm tính, trực giác cùng số liệu. Nhà quản trị không thể nào cứng nhắc đánh mất đi cơ hội vì bỏ quên khả năng nhận định. Đặc biệt nhất, đừng để sau này bạn tự trách mình “Tại sao lại không nghe theo trực giác bản thân?”
Trau dồi kinh nghiệm bản thân
Các nhà quản trị tài ba thường sở hữu chỉ số IQ cảm xúc cao, phong cách ra quyết định khác nhau. Họ có khả năng lắng nghe cả trực giác và những gì người khác nói. Bên cạnh đó, bản thân luôn giữ một tư duy mở để sẵn sàng học hỏi, thử nghiệm phương pháp mới.
Thường xuyên quan sát xung quanh để biến chúng thành kinh nghiệm trong nhận định sự việc
Yếu tố Gut Feeling hay cảm tính này phần lớn được hình thành dựa trên kinh nghiệm. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, bạn cần học cách “thả nổi" những ý tưởng chưa đầy đủ về mặt dữ liệu. Nhưng ít nhiều nó cũng phải mang lại cảm giác tin tưởng.
Tóm lại, hãy cho các ý tưởng dở dang một cơ hội được bổ sung thêm thông tin. Sau đó nó sẽ trở thành một quyết định tâm phục khẩu phục về cả mặt cảm tính lẫn Data-driven.
Bạn đã hiểu Gut Feeling là gì, vì vậy đừng dừng lại khi chỉ vận dụng nó cho bản thân. Với vai trò là nhà lãnh đạo, nên khuyến khích nhân viên trải nghiệm, cởi mở tư duy. Mục đích để cấp dưới từ đó phát huy tốt nhất trực giác bản năng trong công việc, tránh thụ động.
Qua bài viết này, cho chúng ta kiến thức mới trong các quyết định trong kinh doanh. Vấn đề sẽ đúng đắn hơn nếu bạn biết linh hoạt cân bằng cả hai yếu tố là dữ liệu và cảm tính.
Hãy vận dụng thật tốt những chia sẻ trong chủ đề Gut Feeling là gì lần này bạn nhé. Chuyên trang Vuiapp.vn chúc quý độc giả luôn có các quyết định sáng suốt.