Sau đây Vuiapp.vn sẽ giải đáp cho bạn giám đốc điều hành là gì cũng như phân tích chi tiết mô tả công việc giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu được mình cần sớm rèn luyện, tích lũy những yếu tố nào. Đây chắc chắn là một chức danh tiềm năng, rất đáng để đầu tư thời gian cũng như công sức.
Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành (CEO) là chức danh có nhiệm vụ định hướng chiến lược cho công ty, tổ chức bằng cách đưa ra các quyết sách. Họ có thể tham mưu ý kiến từ các nhà quản lý khác. Ở từng doanh nghiệp, CEO được biết tới như là chủ tịch, giám đốc điều hành hoặc giám đốc quản lý.
Công việc của giám đốc điều hành tập trung vào định hướng tầm nhìn, chính sách
Tại công ty thương mại, CEO có trách nhiệm giải trình trước hội đồng quản trị và bên liên quan. Điều nói tới thường tập trung vào góc độ doanh thu và cách để đạt được. Bên cạnh đó, họ cũng cần sự cập nhật kịp thời trong bối cảnh cạnh tranh và mở rộng lĩnh vực. Chẳng hạn như:
- Thị trường mới nổi.
- Sự thay đổi về phân tích nhân khẩu học.
- Khả năng tăng trưởng sản phẩm hoặc dịch vụ trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Công việc của giám đốc điều hành tập trung thiết lập mục tiêu trên những điều phân tích ở trên. Trong khi quy trình hiện thực hóa, đi vào chi tiết thuộc về các nhà quản lý cấp dưới.
Mô tả thường thấy về công việc của giám đốc điều hành
Khi tìm hiểu công việc của giám đốc điều hành nhiều người cảm thấy hơi choáng ngợp. Bởi vì, vai trò của vị trí này xuất hiện trọng mọi đầu nhiệm vụ công ty. Tuy nhiên, họ không trực tiếp tham gia vào thực thi. Thay vào đó là tập trung lên kế hoạch, định hướng, phê duyệt đánh giá.
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là công việc của giám đốc điều hành cần luôn gánh vác. CEO phối hợp với các phòng ban để xây dựng nội dung quan trọng. Trong đó bao gồm:
Sau quá trình hoạch định, CEO sẽ đưa ra những nội dung quan trọng
- Tầm nhìn.
- Sứ mệnh.
- Chiến lược đặc thù từng giai đoạn.
- Điều phối việc xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận thực hiện.
- Tiến hành đánh giá dựa trên căn cứ đối chiếu.
Vai trò quản trị trong công việc của giám đốc điều hành
Tiếp nối mô tả công việc của giám đốc điều hành ở trên là thực hiện vai trò quản trị. CEO giám sát hoạt động diễn ra trong từng bộ phận. Nhờ vậy, họ nhanh chóng nắm bắt thực trạng, tiến độ làm việc tới đâu.
Mục đích trọng tâm hướng tới là đảm bảo các nguồn lực đầu tư được sử dụng hiệu quả. Chúng phải đem tới những giá trị xứng đáng hơn. Điều này liên quan đến một vai trò cũng không kém phần quan trọng. Đó là xây dựng quy trình kiểm sát hợp lý, có độ phản ứng nhanh nhạy.
Định hình và quản lý mảng kinh doanh – Marketing
Như đã biết, kinh doanh chính là mảng chủ lực trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong khi, Marketing chính là phương tiện để thực hiện hoạt động đó hiệu quả hơn.
Giám đốc điều hành xác định tính khả thi của hoạt động Marketing
Chính vì thế, đây cũng chính là công việc của giám đốc điều hành cần bao quát. Nhìn chung, vị trí này cần đảm nhiệm những điều sau:
- Tham gia xây dựng kế hoạch, mục tiêu Marketing dài hạn, phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh.
- Đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của bộ phận PR – Marketing.
- Chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch nhằm đẩy mạnh thương hiệu một cách tối đa.
- Điều chỉnh phương hướng thực hiện kịp thời nhằm ứng biến với sự thay đổi.
Ngoài ra, công việc của giám đốc điều hành cần đảm bảo công tác đối nội, đối ngoại. Điều này nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ, mối quan hệ tốt đẹp, bền vững quyết định rất lớn tới giao thương thuận lợi.
Đảm nhiệm công tác tài chính – nhân sự
Trong thực tế, CEO không trực tiếp đảm nhiệm công tác tài chính – nhân sự. Thay vào đó, công việc của giám đốc điều hành là phê duyệt các chính sách như:
- Lương thưởng.
-Tuyển dụng.
- Đào tạo…
Bên cạnh đó, họ cũng xây dựng các định mức chi phí, ngân sách dự kiến cho các hoạt động. Sau đó, CEO tiến hành đánh giá, điều chỉnh để hiệu quả, tránh lãng phí không cần thiết.
Lãnh đạo và quản lý C – level
Đây là một phần trong công việc của giám đốc điều hành. CEO trực tiếp dẫn dắt đội ngũ lãnh đạo C – level. Họ đưa ra quyết định chiến lược và sự thay đổi thông qua nhiều lớp phân cấp trong tổ chức.
CEO quản lý đội ngũ nhân sự cao cấp trong doanh nghiệp
Bên cạnh đó, giám đốc điều hành là người xử lý báo cáo từ những vị trí quản lý cấp dưới. Điều này nhằm chắc chắn rằng toàn bộ những điểm trọng tâm đang diễn ra.
Là bộ mặt đại diện
Đây là một công việc của giám đốc điều hành trong thời đại này. Họ trở thành những chuyên gia, liên tục xuất hiện trước công chúng thông qua:
- Các cuộc họp báo.
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Diễn giả trên video, bài báo.
- Tổ chức sự kiện, tham dự hội nghị…
Bên cạnh đó, giám đốc điều hành cũng thực hiện các yêu cầu nội bộ. Điều này nhằm đảm bảo bộ máy diễn ra trơn tru, theo chiều hướng tích cực, đổi mới hơn. Chẳng hạn như:
- Trò chuyện với đội ngũ nhân viên về các thông tin cập nhật liên quan đến tình trạng tổ chức.
- Thảo luận với nhà đầu từ, các bên liên quan.
- Điều hành cuộc họp.
- Đại diện ban lãnh đạo trình bày tại các buổi lễ, cuộc họp quan trọng…
Theo dõi biến động – dự đoán tiềm năng
Với trình độ toàn diện, CEO quan sát những thay đổi của ngành dù là nhỏ nhất. Qua đó tìm thấy cơ hội và thời điểm tốt nhất để mở rộng, đầu tư vào khu vực mới nổi.
CEO là người tiên phong, khám phá ra thị trường tiềm năng
Nếu một khía cạnh nào đó đã đạt đến điểm bão hòa cần khởi động các chiến lược. Điều này nhằm khám phá ý tưởng mới thông qua thu thập, nghiên cứu dữ liệu sơ bộ.
Xác định phương pháp cải tiến
Tối ưu hóa chi phí là phần không thể thiếu trong công việc của giám đốc điều hành. Họ có đủ tầm nhìn và quyền lực để đưa ra quyết định như:
- Loại bỏ phòng ban.
- Thuê ngoài các bên khác sản xuất, hỗ trợ dịch vụ.
- Thương lượng hợp đồng…
Yêu cầu để ứng công việc của CEO
Để đáp ứng công việc kể trên CEO phải thỏa mãn được yêu cầu về học vấn và kỹ năng. Những điều này cần phối hợp, thực hiện nhuần nhuyễn để đưa ra quyết định chính xác. Hãy xem những điều kiện là gì và sớm có sự trau dồi, chuẩn bị cho bản thân nhé!
Học vấn
Học vấn là một phần rất quan trọng để đánh giá tình phù hợp với công việc của giám đốc điều hành. Các điểm trọng tâm thường xuất hiện trong bản mô tả như sau:
Để trở thành CEO cần có sự đầu tư công sức nghiêm túc
- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh,…Thậm chí với những tập đoàn còn cần có bằng thạc sỹ, tiến sỹ,…
- Có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc chức danh tương ứng của ngành.
- Kiến thức sâu rộng về tài chính, Marketing, nhân sự, hành chính,…
Kỹ năng của giám đốc điều hành cần có
Song hành cùng học vấn là kỹ năng của giám đốc điều hành. Vị trí này cần thuần thục hàng loạt những điều như:
- Kỹ năng giao tiếp: CEO thường xuyên trao đổi, trình bày trước ban giám đốc và sự kiện quan trọng. Qua đó cần khơi dậy động lực và truyền cảm hứng mạnh mẽ.
- Kỹ năng đưa ra quyết định: Điều này là rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng bộ máy và doanh thu.
- Độc lập và lãnh đạo: Họ cần có quyết định chủ quan, quyết tâm thực hiện các hành động khó khăn. CEO ưu tiên xem xét sự phát triển tổng thể hơn là cảm xúc của nhân viên nào đó. Tuy nhiên, họ cũng cần lãnh đạo, trao quyền để mọi người ý thức được vai trò của mình.
- Sáng tạo: Để nhìn ra cơ hội phát triển, đổi mới và đây chính là điều mà tổ chức kỳ vọng khi thuê một CEO.
- Giải quyết vấn đề: Những thách thức và sự cố về sản phẩm, dịch vụ, tình hình hoạt động xảy đến bất kỳ lúc nào. CEO phải có kỹ năng ứng phó kịp thời. Điều này cũng xóa bỏ ranh giới về giờ làm việc. Họ cần xử lý khẩn cấp dù ngoài giờ hành chính, kỳ nghỉ,…dựa trên mức độ nghiêm trọng.
Mức lương của giám đốc điều hành cao hay thấp?
Thách thức, khó khăn đối với vị trí CEO là rất nhiều. Tuy nhiên, mức lương của giám đốc điều hành tương xứng với trách nhiệm gánh vác. Tại Việt Nam, thù lao đang dao động ở mức từ 18 – 35 triệu đồng/tháng.
Tại những tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia cũng cao hơn. Con số có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/tháng.
Trên đây là những điều cần biết về vị trí nhân sự cấp cao trong bất kỳ tổ chức nào. Để đạt được phải có quá trình nỗ lực dài hạn, không ngừng tích lũy. Vuiapp.vn hy vọng rằng độc giả đã hiểu hơn về công việc của giám đốc điều hành qua bài viết.