Ngành bán lẻ là gì không còn là câu hỏi quá xa lạ trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, thị trường giao thương rộng lớn, đa dạng ngành nghề và đối tượng khách hàng. Đôi khi bạn sẽ chưa có cái nhìn bao quát toàn cảnh khía cạnh kinh doanh này.
Vì vậy để hiểu rõ hơn ngành bán lẻ là gì, có những mô hình bán lẻ nào phổ biến hiện nay cũng như nắm bắt được xu hướng ngành bán lẻ trong thời đại số, mời quý độc giả cùng Vuiapp.vn khám phá nội dung dưới đây. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với chiến lược kinh doanh, khởi nghiệp bạn đang ấp ủ.
Ngành bán lẻ là gì?
Ngành bán lẻ là gì? - câu hỏi chắc hẳn không thể làm khó được bạn. Lý do bởi mỗi ngày bản thân đều ra ngoài mua sắm, tiếp xúc với tiệm tạp hóa, các cửa hàng,... Đó chính là một trong những hình thức dễ nhận thấy của mô hình này.
Ngành bán lẻ với đa dạng kênh tiếp cận khách hàng
Cụ thể hơn về khía cạnh học thuật, ngành bán lẻ là kiểu kinh doanh thương mại tập trung. Nó hướng nhiều vào đối tượng người tiêu dùng cá nhân, với khả năng mua hàng số lượng ít.
Các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán lẻ có quy mô rất khác nhau. Hình thức có thể là một cửa hàng duy nhất hoặc liên hoàn nhiều chi nhánh hay các hợp tác xã tiêu thụ,...
Sản phẩm thông qua những điểm bán buôn này đến tay người tiêu dùng trực tiếp. Khách hàng trong ngành bán lẻ là người dùng cuối gọi là End Customer.
Đơn giản với bấy nhiêu thông trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu sơ lược "ngành bán lẻ là gì?". Tiếp đến hãy khám phá các mô hình này phổ biến như thế nào ở trong phần sau đây.
Tìm hiểu 6 mô hình bán lẻ phổ biến hiện nay
Retail là mô hình kinh doanh liên tục thích ứng, đặt khách hàng vào trung tâm phục vụ chính. Do đó, hình thức kinh doanh cũng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều phân phúc, nhóm người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay, có thể kể đến 6 kiểu phổ biến sau:
Bán lẻ tại cửa hàng
Để đi sâu tìm hiểu ngành bán lẻ là gì, chuyên trang giới thiệu đến bạn một hình thức quen thuộc. Đó chính là mô hình các cửa hàng tạp hóa, cửa hiệu chuyên dụng, siêu thị truyền thống,... Những người kinh doanh tạo ra địa điểm cố định nhằm thu hút lượng khách đông đảo đến mua sắm.
Bán hàng qua cửa tiệm tạp hóa, siêu thị tiện lợi
Đồng thời, họ bày bán đa dạng các loại hàng hoá. Những cửa hàng quy mô lớn sẽ sử dụng phương tiện truyền thông để quảng cáo. Đặc thù chung là phục vụ nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình.
Bán lẻ không qua cửa hàng
Ngành bán lẻ là gì, nếu càng tìm hiểu sâu bạn sẽ thấy nó rất thú vị. Đơn giản bởi các doanh nghiệp luôn đổi mới đa kênh để tiếp cận khách và tiêu thụ được sản phẩm. Trong đó phải kể đến hình thức bán lẻ không qua cửa hàng.
Mua sắm hàng hóa qua kênh truyền hình TV, Internet
Mô hình này giao dịch chủ yếu bằng Tivi, Internet, máy bán hàng hay quầy lưu động… Đặc điểm chung của chúng là đều không có địa điểm hay cửa hàng cố định bày bán.
Vì vậy điều này cũng có có mặt lợi khi không phải nhập sản phẩm, trữ hàng với số lượng lớn. Bạn có thể chỉ nhập hàng mẫu hoặc lấy ảnh từ nhà cung cấp giới thiệu khách xem. Đến lúc khách hàng ưng ý sẽ liên lạc người bán để lấy hàng.
Tuy nhiên, với mô hình này đơn vị kinh doanh không thể kiểm soát được lượng hàng hóa. Do đó lượng sản phẩm cung cấp hơi thụ động. Nhiều trường hợp người mua cần hàng, trong kho đã hết hoặc không sản xuất nữa.
Mô hình Online trong ngành bán lẻ là gì?
Mạng Internet đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ hiện nay. Nó cũng là chất keo kết nối doanh nghiệp với cá nhân người tiêu dùng. Trong thời đại Online bùng nổ, nếu đơn vị ít đầu tư bán qua mạng sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tăng doanh thu.
Hoạt động shopping online sôi nổi hiện nay
Ngay cả những nhà cung cấp phát triển phần mềm quản lý cũng đã quan tâm điều này. Họ thiết lập thêm chức năng tích hợp Website bán hàng online để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều đơn vị cũng đã vận hành song song hai mô hình bán hàng online và offline.
Bán hàng thông qua bưu chính
Khi càng tìm hiểu ngành bán lẻ là gì?, càng thấy loại hình hoạt động kinh doanh này rất phát triển. Thậm chí, nó đa kênh khiến Shopper luôn được mua sắm thuận tiện nhất.
Hình thức mua hàng với những sản phẩm chờ sản xuất
Những năm gần đây, bạn cũng dễ nhận ra sự phát triển sôi động của các đơn vị Logistic như Shopee, Lazada,... Sự ra đời của các thương hiệu vận chuyển này nhằm phục vụ các shopper. Những người mua sắm đặt hàng qua điện thoại hoặc trang Web, sản phẩm sau đó được giao qua đường bưu điện.
Hình thức này khá phổ biến với những người già cả hay khách hàng sống xa đơn vị bán,,... Doanh nghiệp bán hàng sẽ in catalog/tờ rơi gửi đến vài ngàn khách hàng để họ lựa chọn và đăng ký mua.
Bán lẻ qua bưu chính áp dụng cho loại hàng hóa chuyên biệt, hàng đặt mua dài hạn như CD, DVD, sách báo,…Nó không đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn phòng, cửa hàng hay nhà kho.
Tuy nhiên đơn vị kinh doanh nhất thiết phải nắm được địa chỉ khách hàng để giao hàng. Ở Việt Nam, các siêu thị điện máy thường kèm phương pháp này để đạt hiệu quả cao hơn.
Hình thức bán hàng chuyên biệt
Hình thức bán hàng chuyên biệt một lần nữa bổ sung cho bạn kiến thức hiểu về "ngành bán lẻ là gì?". Các đơn vị sẽ kinh doanh theo kiểu nhắm đến những thứ người tiêu dùng muốn. Mô hình này cải tiến ở chỗ chú trọng đầu tư các tiện ích, trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Mô hình bán hàng chuyên biệt không cần thuê nhân viên quá đông
Đây cũng là chiến lược để doanh nghiệp có thể tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Cụ thể gồm các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, các Website kinh doanh, trào lưu thương mại điện tử.
Mặc dù bị sức ép lớn nhưng những cửa hàng bán lẻ chuyên biệt vẫn có lượng khách hàng riêng. Quy mô hoạt động của nó nhỏ, không quá đông nhân viên, thậm chí chủ kiêm luôn bán hàng.
Bán lẻ bằng máy tự động
Khi bạn tìm hiểu ngành bán lẻ là gì, không thể bỏ qua mô hình kinh doanh bằng máy tự động. Hình thức này phổ biến ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Mỹ gần một thế kỷ nay.
Các máy bán hàng tự động nước giải khát quen thuộc
Với thời gian tồn tại lâu như vậy, chứng tỏ nó khá hiệu quả. Chìa khóa thành công của hình thức kinh doanh này là chọn đúng thời điểm, vị trí, chủng loại sản phẩm.
So với các mô hình bán lẻ khác, nó hấp dẫn hơn cả bởi không tốn phí đầu tư và vận hành. Đồng thời, tiền mặt được nhanh chóng thu về. Đối với người tiêu dùng, họ khá ưa chuộng hình thức này vì sự tiện lợi.
Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ thời đại mới
Trong thời đại công nghệ 4.0, chắc hẳn bạn cần phải biết thêm về xu hướng chuyển đổi số. Như vậy mới trả lời cho câu hỏi "ngành bán lẻ là gì?" trọn vẹn hơn. Cụ thể như sau:
Cá nhân hóa khách hàng
Cá nhân hóa là việc doanh nghiệp thu thập những dữ liệu về khách hàng. Trong đó bao gồm: Thông tin xu hướng, hành vi tiêu dùng, sở thích,… để tạo những hoạt động quảng bá.
Cá nhân hóa người dùng trong các chiến dịch Marketing ngành bán lẻ
Để thực hiện điều đó một cách hiệu quả, đơn vị bán lẻ có thể áp dụng những hình thức sau:
- Cá nhân hóa quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu người dùng trực tuyến. Từ đó hiển thị chương trình Marketing phù hợp hướng tới khách hàng mục tiêu.
- Cá nhân hóa Email có nghĩa nhà tiếp thị sẽ sử dụng dữ liệu của người trong danh sách đăng ký. Ví dụ trường hợp họ gửi Email nhận Voucher hay mã giảm giá,... Doanh nghiệp bán lẻ dựa vào đó cung cấp nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Cá nhân hóa giúp doanh nghiệp bán lẻ thu hút thêm nhiều người mua tiềm năng. Bên cạnh đó , nó còn tăng mức độ hài lòng và giữ chân khách một cách hiệu quả. Doanh thu bán hàng sẽ tăng như kỳ vọng đặt ra.
Sử dụng công nghệ thực tế ảo trong bán lẻ
Ngành bán lẻ là gì?, hiện nay để giải đáp nó không còn gói gọn ở mức độ kinh doanh truyền thống. Nó cần có sự tham gia của công nghệ, cụ thể là công nghệ thực tế ảo trong mua sắm. Hình thức này ứng dụng phổ biến trong ngành bán lẻ oto, nội thất,... hiện nay.
Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ ngành bán lẻ, tiện lợi cho người dùng sử dụng
Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn, khi khách hàng muốn tìm hiểu nội thất hay tham quan cửa hàng. Họ không còn phải đến tận nơi, chỉ cần duy nhất thiết bị thông minh ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Từ đó có thể xem những điều mình cần ở bất kỳ đâu, mọi lúc mọi nơi.
Xu hướng chuyển đổi tân tiến trong ngành dịch vụ bán lẻ như trên đã tạo cho khách hàng nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Nó cũng góp phần thúc đẩy khả năng mua của họ cao hơn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh không còn xa lạ với đơn vị bán lẻ. Nó cung cấp những giải pháp giúp tối ưu hóa quy trình bán buôn một cách hữu hiệu như:
Công nghệ AI tổng hợp dữ liệu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng chủ động và nhanh chóng
- Khi áp dụng công nghệ AI sẽ giúp đơn vị theo dõi và tổng hợp được những số liệu. Đây là phần liên quan đến hoạt động cung cầu, quản lý ngành bán lẻ và tồn kho dễ dàng, linh hoạt.
- Đồng thời nó giúp phân tích dữ liệu nhanh chóng, xác định những cơ hội bán hàng tiềm năng.
- AI phân tích lịch sử giao dịch để tìm mối tương quan tính cách khách hàng. Hay sâu xa hơn là, những tương tác giữa bạn với người dùng tiềm năng. Từ đó dự đoán kết quả giao dịch, cơ hội bán chéo, bán thêm sản phẩm.
Một ví dụ phổ biến của AI chính là Chatbot của Facebook, Website, sàn thương mại điện tử,… Chúng cho phép giải đáp thắc mắc, những vấn đề nhất định của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Việc này được thực hiện không cần có sự hiện diện của người quản lý.
Mua sắm trên thiết bị di động
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam gia tăng sử dụng App trên thiết bị điện thoại thông minh. Mục đích để tăng trải nghiệm người tiêu dùng. Điển hình như Shopee, Tiki, Lazada, Watson, Hasaki,…
Mua sắm bằng thiết bị di động dẫn đầu xu hướng mua sắm trong ngành bán lẻ
Thông qua đó thông tin cập nhật về sản phẩm, khuyến mãi sẽ tự động thông báo vào thiết bị của khách. Nó như một lời nhắc nhở bạn mua sắm rất hiệu quả.
Ngoài ra, thiết bị điện thoại còn là phương tiện thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay. Những ứng dụng bạn biết đến như: Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, Alipay,… Từ đây, khách hàng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt, vẫn thực hiện giao dịch cách dễ dàng.
Thông qua chia sẻ về chủ đề ngành bán lẻ là gì, Vuiapp.vn hy vọng bạn sẽ có quy trình, chiến lược đúng đắn. Từ đó, kinh doanh tăng tính cạnh tranh, bắt kịp xu hướng thời đại.