Nghệ thuật quản lý nhân sự là năng lực tinh hoa mà bất kỳ ai cũng mong muốn sở hữu. Bởi lẽ, đó là cách để dùng người hiệu quả, nâng cao uy tín và hình ảnh cá nhân. Bên cạnh đó, những người có đặc điểm này sẽ giúp tổ chức ngày càng đi lên.
Vậy nghệ thuật quản lý nhân sự là gì và có tầm quan trọng ra sao? Câu trả lời sẽ được giải thích cùng những bài học vô giá giúp nhà quản lý nắm được năng lực quản lý nhân sự hiệu quả. Hãy cùng đồng hành với Vuiapp.vn để có con mắt nhìn người và cách xử trí thấu đáo nhé!
Nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?
Bạn nên hiểu định nghĩa của nghệ thuật quản lý nhân sự như thế nào cho đúng? Khi tìm kiếm cụm từ này trên Internet sẽ trả về nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm thường mang tính chủ quan, chưa có trọng tâm.
Những nhà lãnh đạo thường hướng tới nghệ thuật quản lý nhân sự
Đến nay, khoa học chưa định nghĩa tính nghệ thuật trong quản lý nhân sự. Tuy nhiên, bạn vẫn đúc kết được ý hiểu xác thực nhất từ trong doanh nghiệp. Nghệ thuật quản lý nhân sự muốn nói đến sự tinh tế và khéo léo của người lãnh đạo. Họ có những cách ứng biến hiệu quả trong:
- Tuyển người.
- Dụng người.
- Điều tiết vấn đề nội bộ trơn tru, đẹp lòng các bên. Những điều này hướng tới đạt mục tiêu cao nhất của tập thể.
Tầm quan trọng của nghệ thuật quản lý nhân sự là gì?
Nghệ thuật quản lý nhân sự đóng vai trò then chốt trong vận hành doanh nghiệp. Nó thể hiện rằng những nhà lãnh đạo biết dung hòa giữa các hoạt động:
- Quản trị chiến lược.
- Quản trị kinh doanh.
- Phân tích – thấu hiểu.
Làm sếp và cách quản lý nhân sự có mối quan hệ ràng buộc bền chặt. Nếu đạt được đến cấp bậc này sẽ được đánh giá cao. Bởi lẽ, nó thể hiện cách tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề khéo léo, tinh tế. Qua đó chứng minh bạn là người có khả năng thực thi mọi kế hoạch HR.
Đối với cá nhân, lợi ích đạt được chính là thuyết phục nhân viên đồng lòng, đi theo chỉ đạo. Người sở hữu nghệ thuật lãnh đạo cũng được cấp cao trọng dụng hơn. Về phía tổ chức, đây được xem như những át chủ bài giúp tập thể luôn trên đà phát triển.
Những bài học về nghệ thuật quản lý nhân viên
Nhân viên luôn là đối tượng tồn tại trong những bài toán khó, khiến nhà lãnh đạo đau đầu. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có cách giải quyết nếu đã lĩnh hội đủ nghệ thuật quản lý nhân sự. Hãy cùng nghiên cứu bốn tuyệt kỹ dưới đây để hiểu hơn về điều nên làm nhé!
Tìm kiếm – nuôi dưỡng ứng viên
Nói về nghệ thuật quản lý nhân sự, điều đầu tiên không thể bỏ qua là hoạt động ứng tuyển. Làm thế nào để tìm thấy đúng người đóng góp nhiều nhất cho công ty? Bạn nên tận dụng những phương pháp dưới đây để đạt hiệu quả rõ rệt.
- Tận dụng các kênh kỹ thuật số để lan tỏa rộng rãi thông tin tuyển dụng đến đúng đối tượng. Bạn cũng nên sử dụng Email để cập nhật tin tức cho người đăng ký của mình. Tuy nhiên, hãy đảm bảo nội dung thật sự hữu ích, tối ưu đúng cách.
- Tận dụng các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp và cấp dưới. Đây là những người trung gian sẽ giúp giới thiệu người họ quen. Với hình thức này, sự tin tưởng giữa công ty và ứng viên cao hơn. Qua đó thúc đẩy tỷ lệ tìm được người phù hợp mà vẫn tiết kiệm chi phí.
- Bạn nên nhớ rằng xây dựng thương hiệu tuyển dụng cũng giống như thương hiệu kinh doanh. Uy tín cao là cách sở hữu hàng trăm bộ hồ sơ ứng tuyển tiềm năng. Để đạt được điều này, bạn cần cho họ thấy môi trường làm việc, chính sách tốt và nhiều hơn.
- Tận dụng tối đa nguồn tuyển dụng đến từ việc liên kết. Đó có thể là trường học, trung tâm đào tạo, công ty săn đầu người uy tín. Mối quan hệ này giúp truyền thông tốt, nhất là trong thời gian “khát” nhân lực.
- Tận dụng các xu hướng công nghệ để quản lý dữ liệu tuyển dụng. Một tệp thông tin đầy đủ, khoa học sẽ giúp đưa ra quyết định chính xác, đảm bảo bền vững.
Dùng người khôn ngoan
Dùng người cho đúng vị trí rất quan trọng, tác động tới sự sống còn của doanh nghiệp. Nghệ thuật quản lý nhân sự tưởng chừng rất khó đạt. Thế nhưng thực chất sẽ không quá sức nếu nắm được cách thức. Bạn nên thực hiện theo những điều sau để chứng minh sự tài tình của mình:
Nghệ thuật lãnh đạo nên bắt đầu từ những đánh giá khách quan
- Đầu tư nghiên cứu, lên sẵn mô tả công việc cho từng vị trí công việc. Trong đó nêu ra yêu cầu, mức lương, KPI hiệu suất, năng lực liên quan. Một bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị kỹ lưỡng giúp đánh giá chính xác hơn.
- Bạn cần chủ động đánh giá định kỳ nhân viên qua dữ liệu và con số minh bạch. Qua đó dễ nhận ra ai thực sự phù hợp, tiến bộ và cá nhân nào có hiểu hiện kém. Nếu không, năng suất sẽ sớm tụt giảm và phân công nhiệm vụ sai người.
- Nhà quản lý nên tận dụng các mô hình đánh giá cho từng hoàn cảnh. Phương pháp ASK, 360 độ,… là ví dụ điển hình đã ứng dụng tại nhiều công ty lớn.
- Đừng quên thể hiện sự tinh tế thông qua quan sát và thấu hiểu. Để thực hiện cần bỏ qua ý nghĩ mình là cấp trên hay cấp độ khác. Trò chuyện thường xuyên không chỉ giúp tìm ra vấn đề mà còn hiểu hơn về đặc trưng cá nhân đó. Nếu chưa đủ tốt ở kỹ năng này, hãy bắt đầu từ quan sát.
Mài dũa nhân tài
Đây là nghệ thuật quản lý nhân sự liên quan trực tiếp tới hoạt động đào tạo. Nhiều người cảm thấy dù đã tuyển ứng viên xuất sắc nhưng lại rất bình thường khi vào công ty. Nhìn nhận vào thực tế sẽ thấy họ là những người trẻ khao khát cống hiến, sáng tạo.
Chỉ đào tạo nghiệp vụ cơ bản cho công việc lặp lại liệu có giúp họ phát huy sức mạnh? Tìm ra được cách giải quyết cho câu hỏi chính là lĩnh hội nghệ thuật quản lý nhân sự. Hãy thử nghĩ đến những ý tưởng đầy tâm huyết như:
- Đề xuất công ty tổ chức các buổi chia sẻ từ người giàu kinh nghiệm trong nội bộ.
- Lên lộ trình cho các dự án training ứng viên tài năng.
- Tạo ra các buổi thuyết trình – nơi nhân viên nói về những điều mới mẻ mình đã học.
- Chia sẻ các tips mới về ứng dụng công nghệ vào công việc…
Nhà quản lý cần có sự vào cuộc quyết liệt, không ngừng đổi mới và có quy trình khoa học. Câu nói “vo lâu củ ấu cũng tròn” rất đúng cho trường hợp này.
Nghệ thuật quản lý nhân sự - chê trong thế khen
Đây thực sự là đỉnh cao của nghệ thuật quản lý nhân sự. Thực tế chỉ ra sự thật gây mất lòng, ảnh hưởng tới động lực làm việc và mối quan hệ. Bởi thế, phải chê trong thế khen mới là sự thuyết phục chuẩn mực, giữ bình tĩnh đôi bên.
Đóng góp ý kiến một cách tinh tế giúp thông điệp truyền tải hiệu quả hơn
Hãy thử tưởng tượng có người thư ký soạn Email gửi đối tác nhưng thiếu lời cảm ơn. Nhiều người có xu hướng chỉ trích rằng đã được đào tạo trường lớp mà không biết việc căn bản. Thế nhưng như vậy chính là thất bại trong nghệ thuật quản lý nhân sự.
Thay vào đó hãy nói rằng: “Sẽ hay hơn nhiều nếu em bổ sung giúp anh/chị dòng cảm ơn đó. Sau này anh/chị không còn nhiều thời gian kiểm soát thư nên nhờ cậy vào em nhé!”.
Nghệ thuật quản lý 5 kiểu nhân viên có khuyết điểm
Nghệ thuật quản lý nhân sự sẽ dễ dàng hơn nếu nằm lòng cách ứng xử với các kiểu người. Dưới đây là những cá nhân còn tồn tại khuyết điểm đang làm việc trong nội bộ. Hãy xem đặc điểm của họ là gì và nên giải quyết như thế nào nhé!
Làm sếp và cách quản lý nhân sự thụ động
Đó là người nhân viên đã cam kết sẽ hoàn thành dự án nhưng sau đó thì không. Họ thường xuất hiện vào 15 phút cuối cùng. Thụ động gây hấn là hình thức tức giận gián tiếp. Nếu càng cố tìm hiểu lý do sẽ càng khiến họ mất kiểm soát hơn.
Người thụ động cần hướng dẫn cụ thể và theo dõi sát sao
Đây chính là lúc cần đến nghệ thuật quản lý nhân sự cả nhà lãnh đạo. Đôi khi, những nhân viên này sẽ khiến bạn rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bạn không biết cần làm gì, nên kiểm soát tình hình như thế nào. Nếu thiếu tỉnh táo, họ sẽ kiểm soát lại bạn.
Tuy nhiên, nhân sự thụ động thường có khả năng đồng cảm và cũng mong muốn thăng tiến. Vì thế, hãy tận dụng và đặt kỳ vọng rõ ràng cho những người này. Phương pháp ở đây là nói cụ thể:
- Bạn cần họ làm những gì?
- Nhắc nhở về những mốc thời hạn cần hoàn thành.
- Kiểm soát chặt chẽ tiến độ, đốc thúc và đưa ra lời tư vấn kịp thời.
Tự kiêu
Để quản lý kiểu người tự kiêu cần có nghệ thuật quản lý nhân sự. Họ thường thích thổi phồng tầm quan trọng của mình, khao khát sự chú ý, khen ngợi. Nhược điểm lớn chính là tự cao, thiếu đồng cảm và khiến đối phương khác khó chịu.
Nếu biết kiểm soát người tự kiêu có thể khai thác tiềm lực lớn
Điều này gây đến những thiệt hại đối với kết nối và hiệu quả công việc. Nếu có phản ứng góp ý thẳng thắn sẽ gây ra phản ứng ngược. Bởi lẽ, họ rất nhạy cảm với lời chỉ trích và phá vỡ hình tượng đang cố xây dựng.
Nghệ thuật quản lý nhân sự là hãy đưa ra lợi ích kèm với trách nhiệm. Đây là động lực duy nhất có thể thu hút sự chú ý và đánh giá cao. Nếu được rèn giũa, những cá nhân này rất phù hợp với vị trí quyền lực. Bởi lẽ, thế mạnh là khá nghiêm túc trong quá trình làm việc.
Nhiều chuyện
Việc giao tiếp sôi nổi tại văn phòng không phải là điều xấu. Nhưng nếu tụ tập bàn tán, nói xấu thì lại khác. Đó được coi là hành vi phá hủy, gây ra những mâu thuẫn nội bộ. Vậy nghệ thuật quản lý nhân sự sẽ phát huy vai trò như thế nào trong tình huống này?
Những người này thường có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt
Bước đầu tiên trong cách hành xử là đừng quan tâm đến nó. Bạn cần giữ mình tránh xa mong muốn tự nhiên là tìm hiểu chính xác điều đang bàn tán. Ngoài ra, cũng đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người vì sẽ chẳng có ích gì.
Giải pháp tốt nhất cho những nhà lãnh đạo là nói chuyện trực tiếp với người nhân viên đó. Bạn cần giải thích tin đồn đó gây ra thiệt hại như thế nào cho công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng để khai thác điểm mạnh từ họ.
Những cá nhân này có khả năng giao tiếp, thu hút mọi người lắng nghe. Vì thế, hãy để họ phát huy ở vị trí nhân viên bán hàng, kinh doanh chẳng hạn.
Thích đổ lỗi
Đây là phản ứng rất hay thấy trong môi trường công sở. Bất kỳ điều gì không hay xảy ra, họ đều hướng trách nhiệm tới cho người khác. Nghệ thuật quản lý nhân sự ở đây là cần phân tích có lý lẽ, cơ sở.
Khi chỉ ra lỗi sai cần dẫn chứng bằng lý lẽ thuyết phục
Bạn cần nói rõ quan điểm của họ không đúng với tình hình thực tế. Nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của đồng nghiệp. Để họ chịu nhận trách nhiệm về mình, cách giao tiếp rất quan trọng. Bạn nên tránh chỉ đạo phải làm như thế nào.
Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng: “Tôi nghĩ anh/chị nên…”.Những người này thường chỉ thích làm việc độc lập. Họ yếu kỹ năng giao tiếp và không quan tâm đến cảm nhận của ai. Vì thế, ban lãnh đạo nên sắp xếp vào vị trí phù hợp với đặc điểm cá nhân và chuyên môn.
Hay nổi giận
Những người này không ngần ngại thể hiện sự bực bội, tức giận nơi đông người. Đây là kiểu khó khăn nhất mà nghệ thuật quản lý nhân sự cần đương đầu.
Người hay nóng giận cần được kiểm soát và thấu hiểu
Tuy nhiên, bạn vẫn cần thẳng thắn đối diện, tìm cách giải quyết vấn đề này. Hãy cho họ biết hành vi đó không thể chấp nhận, cần hiểu rõ giới hạn của mình. Tâm trạng tiêu cực sẽ phá hủy mối quan hệ, dẫn đến bạo lực thiếu kiểm soát.
Bạn hoặc người quản lý trực tiếp nên cố gắng kiểm soát, thường xuyên nhắc nhở. Những nhân viên này nên được tạo điều kiện để tư vấn tâm lý. Trò chuyện về những áp lực vô hình, vấn đề mà họ phải gánh chịu.
Trên đây là những điều nên học hỏi, có ý thức rèn luyện bản thân từ sớm. Để trở thành nhà dẫn dắt tài ba cần có sự va chạm, trau dồi và ứng xử khéo léo. Vuiapp.vn hy vọng rằng bạn sẽ sớm được biết đến như tấm gương về nghệ thuật quản lý nhân sự