Skip to main content
11/02/2022

Quy trình nghỉ việc, Thủ tục xin nghỉ việc đúng quy định

Kiến Thức Văn Phòng

Quy trình nghỉ việc là điều nên sớm tìm hiểu để sẵn sàng cho bước chuyển mình trong sự nghiệp. Điều này không quá khó để nói ra và thực hiện nếu biết cách lên kế hoạch từ trước.

Vậy thủ tục quy trình nghỉ việc bao gồm những bước nào? Nhân viên và người lao động cần lưu ý những gì trước khi xin nghỉ việc tại công ty? Bài viết dưới đây Vuiapp.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi!

Quy trình nghỉ việc chuẩn theo quy định pháp luật

Quy trình nghỉ việc tại công ty bao gồm các bước sau:

Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

  • Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 - 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.

  • Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.

  • Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.

  • Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.

Thời hạn báo trước cụ thể:

  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 30 ngày

  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: 03 ngày làm việc

  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày

Bước 2. Quản lý xem xét

  • Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.

  • Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.

  • Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự theo bước 3.

  • Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.

  • Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

Bước 3: Xác nhận của phòng nhân sự

  • Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng Nhân sự.

  • Phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.

  • Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Bước 4: Duyệt cho nghỉ việc

  • Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.

  • Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng

- Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.

- Việc thanh lý gồm các nội dung:

  • Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.

  • Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.

  • Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.

  • Bản cam kết nghỉ việc.

Bước 6: Quyết định cho nghỉ việc

  • Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).

  • Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản (và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng Tài chính - Kế toán làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

Bước 7: Thanh toán các chế độ còn lại

  • Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng Tài chính - Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.

  • Phòng Tài chính - Kế toán trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.

  • Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho Giám đốc theo báo cáo hàng tuần.

Những điều nên thực hiện trong quy trình nghỉ việc

Quy trình nghỉ việc diễn ra thuận lợi là tiền đề, giúp bạn sớm tiếp cận với cơ hội mới. Những thách thức và trở ngại sẽ giảm bớt rất nhiều nếu áp dụng điều dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu để biết đó là gì bạn nhé!

Quyết định đúng thời điểm

Quy trình nghỉ việc cần bắt đầu từ việc đặt ra câu hỏi về thời điểm thích hợp. Bạn nên cho mình thời gian để tự xác nhận về nguyện vọng bản thân. Ngay cả khi cảm thấy vô cùng thất vọng và muốn nhanh chóng rời đi, hãy thực hiện bước này.

Ban chỉ nên bắt đầu quy trình nghỉ việc khi đã chắc chắn với quyết định của bản thân

Bởi lẽ, đó có thể chỉ là suy nghĩ nhất thời do sự quá tải nơi công sở. Thay vì chấm dứt hợp đồng, thảo luận với cấp trên để tìm ra phương án sẽ tốt hơn. Ngược lại, bạn cảm thấy mình thực sự muốn tìm cơ hội mới thì sao?

Độc giả cũng không nên đưa ra quyết định quá nhanh chóng. Hãy chờ đến khi nhận thư mời làm việc từ công ty khác sẽ thuận lợi hơn. Nếu không làm tốt bước này trong quy trình xin nghỉ việc sẽ dẫn đến nhiều điều như:

- Tạo ra khoảng trống mà chưa có kế hoạch thay thế.

- Ảnh hưởng đến tài chính, khoản bảo hiểm và các quyền lợi khác.

Thông báo trước

Thông báo về quyết định trước một khoảng thời gian là việc quan trọng trong quy trình nghỉ việc. Bạn nên dựa vào các điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, tham khảo trước quy định pháp luật về mục này cũng rất quan trọng.

Nhân viên cũng được khuyến khích thông báo sớm hơn một chút để công ty chuẩn bị kịp thời. Bởi lẽ, việc rời đi ảnh hưởng rất nhiều đến:

- Hiệu suất công việc.

- Gây ra gián đoạn.

- Hao hụt lợi nhuận…

Chuẩn bị đơn xin nghỉ

Quy trình nghỉ việc sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có bước chuẩn bị thiết yếu này. Ở đây, bạn nên tham khảo trước về các mẫu đơn cùng nội dung cần có. Dưới đây là một số điều sẽ trình bày theo thứ tự cùng lưu ý.

Viết đơn xin nghỉ cần thể hiện đầy đủ nội dung và tránh việc diễn tả cảm xúc tiêu cực

- Ngày, tháng, năm.

- Kính gửi: Đối tượng là đại diện bộ phận nhân sự và người quản lý.

- Thể hiện mong muốn xin được chấp nhận đơn xin nghỉ việc.

- Đưa ra thời gian chính xác về ngày nghỉ việc.

- Thể hiện sự trân trọng những điều đã đạt được tại công ty cùng lời cảm ơn.

- Bày tỏ mong muốn được biết thêm về quy trình chuyển giao công việc.

- Kết thúc và ký tay.

- Tuyệt đối không đưa lời phàn nàn, nhận xét tiêu cực về công việc hoặc người có liên quan. Bạn nên giữ thái độ tích cực trong mẫu đơn cũng như suốt quy trình nghỉ việc.

Đưa ra lý do

Trong quy trình nghỉ việc không bắt buộc cá nhân phải đưa ra lý do. Tuy nhiên, điều này thực sự rất hữu ích cho cấp trên và ban giám đốc. Bạn nên đưa phản hồi về vấn đề chưa hài lòng ở công ty hoặc xuất phát từ bản thân. Chúng thường liên quan đến:

Bạn nên suy nghĩ trước và chủ động nói về lý do xin nghỉ việc với ban giám đốc

- Chính sách vận hành.

- Văn hóa công ty.

- Muốn phát triển hơn.

- Cảm thấy chưa đủ năng lực…

Độc giả hãy chia sẻ một cách chân thành, mang tính đóng góp xây dựng. Bởi lẽ, đây chính là nguồn thông tin quý giá, giúp công ty cải thiện tốt hơn. Trung thực, chuyên nghiệp là bí kíp duy trì mối quan hệ sau khi hoàn tất quy trình nghỉ việc.

Lên lịch hẹn gặp đại diện nhân sự/quản lý

Thay vì viết Email để thông báo xin từ chức, hãy xin được hẹn riêng sếp của bạn. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bày tỏ lời cảm ơn tới người đã dìu dắt và hỗ trợ. Ngoài ra, đó còn là lúc để xây dựng mối quan hệ trên vai trò đối tác trong tương lai.

Họ xứng đáng là những người đầu tiên được biết về quyết định của bạn. Nhờ vậy, những phương án thay thế sẽ tính toán trước trong đầu trước khi nhận đơn chính thức. Giúp quản lý không rơi vào thế bị động là cách để rời đi trong bầu không khí vui vẻ.

Chuyển giao công việc

Chuyển giao công việc là bước nên có trong lưu đồ quy trình nghỉ việc. Hành động này thể hiện sự chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao đối với vị trí của mình. Nó cũng giúp bạn tránh rủi ro tiềm tàng trong tương lai. Những thứ cần làm như là:

Dành thời gian hỗ trợ người mới trước khi rời đi giúp họ tiếp nhận dễ dàng hơn

- Gửi lại hồ sơ, thông tin dự án,…cho người kế nhiệm.

- Liệt kê đầu công việc còn dở dang.

- Cách dùng thiết bị.

- Nếu có thời gian, hãy hướng dẫn công việc cho người mới trong những ngày đầu họ tiếp nhận.

Những điều cần biết về luật quy định khi nghỉ việc

Trong quy trình nghỉ việc, bạn cần hết sức lưu ý đến những vấn đề liên quan đến pháp luật. Đây là cách để bảo vệ quyền lợi của bản thân, tránh sai phạm không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng tổng hợp dưới đây.

Bạn nên tìm hiểu trước quy định pháp luật liên quan đến vấn đề nghỉ việc

Điều cần lưu ý

Trích dẫn từ luật

Điều được quy định

Thời gian báo trước

- Khoản 1, điều 35 trong bộ luật lao động 2019.

- Điều 7 nêu trong nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Trong quy trình nghỉ việc, người lao động phải báo trước:

- Ít nhất 45 ngày với loại hợp đồng lao động không thời hạn.

- Tối thiểu 30 ngày với hợp đồng lao động ghi rõ thời hạn từ 12 – 36 tháng.

- Tối thiểu 03 ngày làm việc với người có hợp đồng dưới 12 tháng.

- Một số ngày nghề đặc thù sẽ có thêm quy định khác.

Nghĩa vụ thanh toán tiền lương

Khoản 1, điều 94, trong bộ luật lao động 2019.

- Dù nghỉ trước thời hạn, người sử dụng lao động vẫn phải thanh toán lương đầy đủ cho nhân viên.

- Tính từ ngày chấm dứt hợp đồng, thời hạn thanh toán tối đa là 14 ngày.

- Có thể kéo dài đến 30 ngày trong một số trường hợp đặc biệt khác.

Khoản tiền được nhận

- Điều 46 trong bộ luật lao động 2019.

- Khoản 3, điều 113 nêu trong bộ luật lao động 2019.

- Tiền lương chưa được thanh toán hết trong một hoặc nhiều tháng.

- Trợ cấp thôi việc đối với các đối tượng làm thường xuyên, đủ 12 tháng trở lên.

- Tiền phép năm tương ứng với số ngày chưa nghỉ hết theo đúng quyền lợi.

- Trợ cấp thất nghiệp từ nguồn của bảo hiểm xã hội.

Sổ BHXH

Khoản 3, điều 48 nêu trong bộ luật lao động 2019.

- Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho nhân viên. Điều này được thực hiện ngay cả khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

- Doanh nghiệp phải trả lại sổ cùng với giấy tờ bản chính đã giữ trong quá trình công tác.

Dễ thấy rằng việc chuyển đổi trong sự nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là cách giúp đảm bảo quyền lợi, giữ gìn mối quan hệ và thể hiện tinh thần trách nhiệm. Vuiapp.vn hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nghỉ việc.