Skip to main content
16/03/2022

Telesale là gì? Các công việc của nhân viên telesale hàng ngày

Kiến Thức Văn Phòng

Telesale là gì? Khi được hỏi câu này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là nghề gọi điện chào hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiệm vụ công việc có phải chỉ dừng lại ở đó?

Bài viết dưới đây Vuiapp.vn sẽ giải đáp cho bạn telesale là gì cũng như bản mô tả công việc của nhân viên telesale. Bên cạnh đó, bạn cũng được định hướng kỹ năng cần thiết phục vụ cho Telesale. Hãy tham khảo tới những phần cuối để chủ động rèn luyện, trở thành nhân viên tài năng nhé!

Telesale là gì?

Trong cấu tạo của thuật ngữ Telesale này thì "Tele" có nghĩa là viễn thông. còn "Sale" dùng để chỉ người nhân viên kinh doanh, bán hàng. Vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì Telesale là nhân viên chịu trách nhiệm và thực hiện các hoạt động quảng cáo, bán hàng qua điện thoại.

Nhân viên Telesale thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, chốt đơn qua điện thoại

Bạn dễ nhận ra vai trò của nghề này phát huy trong đa dạng lĩnh vực cuộc sống như:

- Y tế.

- Giáo dục.

- Tất cả các loại hình kinh doanh sản phẩm/dịch vụ có thể tạo ra nguồn thu…

Mô tả công việc Telesales thường yêu cầu những gì?

Để hiểu rõ hơn Telesale là gì, bạn cần đi sâu vào tìm hiểu mô tả cho vị trí này. Bên cạnh đó còn là các kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt công việc. Từng yếu tố sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết này.

Mô tả công việc

Mô tả công việc Telesales sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, chính xác hơn về vị trí này. Nhiệm vụ thường được mọi người nghĩ tới đầu tiên là gọi điện thoại. Điều này tuy không sai nhưng chưa đủ ý nghĩa toàn diện. Bởi lẽ, người nhân viên còn thực hiện những nghiệp vụ khác như:

Nhân viên cần thực hiện đa nhiệm vụ nhằm tối đa hóa doanh thu

- Tìm hiểu, nắm bắt tất cả thông tin liên quan trước khi Telesale là gì. Chúng bao gồm những điều liên quan tới sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh.

- Telesale online thực hiện các cuộc gọi tới khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Quan trọng hơn cả đó chính là thuyết phục người nghe mua hàng, chốt đơn.

- Lưu trữ các cuộc gọi khách hàng sau khi kết thúc. Điều này nhằm mục đích tổng hợp thông tin, dữ liệu hữu ích, phục vụ cho tìm hiểu thị trường.

- Tiếp nhận phản ánh, khiếu nại và phàn nàn khách hàng trong quá trình trước và sau khi chốt sale.

- Nắm bắt mục tiêu của Telesale là gì. Đó là cơ sở để kết hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác để đạt kết quả chung.

- Báo cáo tiến độ.

Trách nhiệm của Telesale là gì?

Để hiểu rõ hơn về công việc quan trọng này, bạn nên biết trách nhiệm của Telesale là gì. Nhân viên sẽ được đánh giá tính hiệu quả dựa trên KPI. Họ cần đảm bảo những chỉ tiêu do cấp trên quy định, bao gồm:

- Thực hiện đúng và đủ số lượng cuộc gọi được giao theo tuần và tháng.

- Đảm bảo số lượng đơn chốt thành công qua các lần Telesale.

- Tiếp cận đủ số lượng khách hàng được đánh giá là tiềm năng.

- Đảm bảo thời gian trung bình nhân viên đã gọi để giới thiệu sản phẩm.

- Hạn chế tỷ lệ giữa số lượng cuộc gọi bị từ chối trên tổng số đã thực hiện.

Chính vì những đặc thù này bạn cần cân nhắc có nên làm Telesale không? Bởi lẽ, người nhân viên phụ trách cần kiên nhẫn, chăm chỉ, chịu được áp lực. Quan trọng hơn hết chính là đáp ứng được KPI đã đề ra.

Kỹ năng cần có

Để trở thành nhân viên giỏi, bạn cần biết các kỹ năng Telesale là gì. Trong khi thuyết phục và chăm sóc khách hàng cần thỏa mãn những tố chất như:

Để tư vấn thành công, bạn cần trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau

- Học và sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện cũng như quản lý cuộc gọi.

- Khả năng giao tiếp cần nói đến đầu tiên khi được hỏi kỹ năng quan trọng của Telesale là gì. Hình thức này khó hơn nhiều so với kiểu nói chuyện trực tiếp. Bởi lẽ, khách hàng dễ có xu hướng từ chối hơn. Trong khi đó, người gọi lại rất khó nắm bắt chính xác tâm lý.

- Kỹ năng thuyết phục, đàm phán để tiếp cận khách hàng thành công.

- Linh hoạt trong các trường hợp giải quyết thắc mắc, khiếu nại.

- Hiểu rõ các kịch bản trong Telesale là gì. Đó thường những thứ liên quan tới bán hàng, chốt đơn, nhận diện đối tượng tiềm năng,…

- Có khả năng làm việc dưới áp lực đến từ KPI cũng như việc bị khách hàng từ chối. Một tinh thần thép không phải là thừa khi muốn theo đuổi nghề Telesale.

Các bước trong quy trình làm việc của Telesale là gì?

Để thực chiến thành công, bạn cần biết các bước trong quy trình của Telesale là gì. Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể trong từng khâu nên làm như thế nào. Dựa trên cơ sở đó giúp thay đổi linh hoạt, áp dụng trong lĩnh vực của mình.

Bắt đầu quy trình làm việc của Telesale bằng chào hỏi

Với mọi ngành nghề, quy trình làm việc của Telesale thường bắt đầu bằng cách chào hỏi. Đây là việc quan trọng vì nó giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên và sự kết nối. Các quy tắc xưng hô, xưng danh nên và không nên làm bao gồm:

Cách chào hỏi quyết định nhiều đến thời gian diễn ra cuộc hội thoại

- Biết đối tượng khách hàng là ai để có cách xưng hô cho phù hợp.

- Nên chọn cách xưng hô là anh/chị và em, trách tuyệt đối kiểu như mình và bạn, cậu và tớ.

- Không nên giới thiệu mình là nhân viên chăm sóc khách hàng hay cộng tác viên cho doanh nghiệp.

- Bạn nên để khách hàng biết tới mình là quản lý, chuyên viên,…Qua đó thể hiện bạn luôn sẵn sàng giải quyết, chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề sản phẩm.

Lôi cuốn qua những thông báo

Đây là bước tiếp theo khi được hỏi quy trình Telesale là gì. Bạn cần bắt đầu bằng việc cung cấp một thông báo, tiêu đề hấp dẫn. Giả sử như:

- Thành thạo Tiếng Anh chỉ trong 3 – 6 tháng nhờ phương pháp giảng dạy đặc biệt.

- Chỉ với số vốn 500 triệu là bạn đã sở hữu căn nhà trị giá 2 tỷ đồng…

Đây là những yếu tố giúp níu giữ chân khách hàng ở lại để nghe thêm tư vấn. Nếu không làm được điều này chứng tỏ sản phẩm/dịch vụ chưa có giá trị nổi trội nào.

Khám phá vấn đề

Nếu chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang muốn Telesale là gì thì chưa ổn. Khách hàng sẽ nghĩ bạn không thực sự quan tâm tới cảm giác và mong muốn của họ. Thay vào đó, hãy chọn cách lắng nghe:

Qua cuộc nói chuyện cần biết vấn đề của khách hàng là gì

- Nếu người nghe bắt đầu giãi bày những vấn đề của mình, đó là tín hiệu tốt. Việc của bạn là “điểm huyệt” vào chỗ đó.

- Nếu khách hàng vẫn chưa cởi mở, bạn nên cho họ thêm gợi ý. Bạn có thể dựa trên những khó khăn mà đối tượng khác đã gặp phải. Đồng thời, hãy chọn ra vấn đề mà sản phẩm của bạn giải quyết tốt nhất.

Trình bày giải pháp

Sau khi đã viết khó khăn mà khách hàng gặp phải trong khi Telesale là gì, hãy đưa ra giải pháp. Biện pháp nêu ra cần giải quyết tối đa các mặt của vấn đề. Trong quá trình hướng dẫn bạn nên vạch ra theo từng bước.

Bên cạnh đó cũng nhớ phải đơn giản hóa đến mức tuyệt đối. Điều này làm giảm bớt rào cản, thôi thúc khách hàng hành động. Trong quá trình này cần giao tiếp tự tin, thể hiện mình là chuyên gia trong ngành.

Xây dựng uy tín 

Đây là bước khơi gợi lòng tin không thể thiếu khi nói về Telesale là gì. Bạn nên sử dụng phương pháp dùng cảm nhận của người thứ ba. Tốt nhất đó chính là đánh giá của khách hàng cũ, đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Để khách hàng yên tâm, hãy lấy uy tín cá nhân đảm bảo

- Bạn kể câu chuyện của người khác trước và sau khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Trong quá trình này hãy nhấn mạnh vào sự hài lòng đem lại.

- Đây là bước chứng minh chất lượng nên cần lấy cơ sở thực tế. Điều nói ra liên quan đến đánh giá tốt của số đông hoặc người nổi tiếng sẽ hiệu quả hơn. Cao thủ hơn nữa đó là cho họ biết bạn sẵn sàng cam kết bằng uy tín cá nhân.

Đặt câu hỏi ngược

Ở bước thứ sáu trong quá trình Telesale là gì này, bạn không nên hỏi khách hàng mua hay không. Thay vào đó, hãy khôn khéo gợi mở những điều sau:

- Gợi ý khách hàng tưởng tượng ra cảm giác khi được sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Sự tiện dụng, thoải mái đó cần xóa bỏ triệt để vấn đề đã nêu ra ở trên.

- Liên tưởng tới họ, người thân hoặc đồng nghiệp,…về những điều tuyệt vời sẽ có.

Sau đó bạn đưa ra câu hỏi mang tính quyết định cho cuộc Telesale. Đó có thể là: “Anh/chị đã sẵn sàng sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ này rồi chứ ạ!”. Khách hàng sẽ phản ứng bằng cách nói không hoặc yêu cầu thêm thông tin.

- Nếu họ nói không, bạn cần bám sát vào nội dung mở rộng sau đó. Điều này nhằm xác định người này đang lấy lý do từ chối hoặc đó là vấn đề có thật.

- Khi biết là điều họ đang gặp phải hãy cố gắng thuyết phục xa hơn nữa. Trong tình huống ngược lại bạn sẽ biết đây chưa phải đối tượng tiềm năng.

Nếu khách hàng không muốn tiếp nhận cuộc gọi thêm nữa, bạn đừng vội bỏ cuộc. Hãy áp dụng cách phản ứng như sau:

- Xin phép được đến gặp trực tiếp nếu người đó nói rằng họ chưa hiểu lắm.

- Khi họ lấy lý do bận hãy xin phép gọi lại vào ngày/giờ khác.

- Xin thông tin Email để gửi tới họ một giá trị đặc biệt nào đó. Để làm điều này, doanh nghiệp cần xác định điều sẵn sàng cho đi khi Telesale là gì.

Cung cấp thông tin về giá và quà tặng khi Telesale online

Bạn có thể cung cấp thông tin về giá và quà tặng dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một cấu trúc lý tưởng nên tham khảo:

Đưa ra mức giá hấp dẫn chính là bí quyết thành công

- Giá bán của sản phẩm trên thị trường hiện tại dao động ở mức: A đồng.

- Anh/chị sẽ được nhận quà tặng kèm theo với mức giá trị lên tới: B đồng.

- Tổng giá trị sẽ chỉ là A + B đồng cho nhiều món.

- Tuy nhiên, mức ưu đãi được hưởng chưa dừng lại ở đó. Vì lý do nào đó mà khách hàng sẽ được nhận đặc quyền chưa từng có. Giá bán chỉ còn A/2 đồng.

- Tiếp theo đó, bạn cần đưa ra các loại giới hạn. Đó có thể là dựa trên số lượng người hoặc thời gian mua. Điều này nhắm kích thích người nghe mua nhanh kẻo hết.

Chốt sale

Sau khi đã trình bày hết các giai đoạn trên, bước cuối cùng trong Telesale là gì. Nếu khách hàng còn chần chừ, bạn nên đưa họ vào danh sách nhận ưu đãi. Sau đó, hãy hẹn thêm một lịch hẹn sẽ gọi lại để xác nhận.

Ngay khi tiếp nhận thành công cần chuyển ngay cho phòng ban liên quan xử lý

Trường hợp lý tưởng là người nghe đã gật đầu đồng ý mua sản phẩm. Bạn cần báo ngay với phòng bán hàng để ghi tên vào danh sách. Tuy nhiên, bạn không nên vui mừng quá sớm vì nghĩ đã chốt được đơn hàng.

Bởi lẽ, trên thực tế, bạn vẫn chưa nhận được khoản tiền giao dịch. Bạn cần cho khách hàng biết thông tin của họ đã chuyển cho bộ phận liên quan. Điều này sẽ giúp rút ngắn rào cản, tăng tỷ lệ chốt sale lên mức gần như tuyệt đối.

Trên đây là những điều bạn nên biết nếu muốn trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Để đạt thành công cần quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm. Vuiapp.vn hy vọng rằng bài viết đã giúp độc giả thực sự hiểu Telesale là gì.