Dưới đây là các ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của các công ty nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Adobe, Chevron…. sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Vì thế, bạn đừng vì lý do gì bỏ lỡ những chia sẻ này nhé.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Hiểu theo cách đơn giản văn hóa doanh nghiệp là cách mọi người trong cùng tổ chức tương tác cũng như làm việc với nhau vì mục tiêu chung. Đồng thời là kết quả cụ thể của nhóm, thể hiện thông qua sở thích, hành động, lối sống, ngôn ngữ của mỗi cá nhân.
Văn hóa doanh nghiệp là cách mọi người trong cùng tổ chức tương tác cũng như làm việc với nhau vì mục tiêu chung
Yếu tố quan trọng và cần thiết của công ty là nền tảng cốt lõi. Điều này góp phần tạo dựng giá trị, sự tin tưởng cho xã hội. Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp bao gồm mục đích, tiêu chuẩn, thái độ, hành vi, giá trị lẫn niềm tin.
7+ ví dụ về văn hóa doanh nghiệp nổi tiếng nhất
Trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng đầu tư xây dựng. Nhằm thu hút nhân lực tài năng và tạo dựng niềm tự hào về công ty của nhân viên cũ.
Dưới đây, Vuiapp.vn sẽ tổng hợp 7 ví dụ về văn hóa doanh nghiệp nổi tiếng, mời bạn theo dõi:
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của Google
Sẽ là sai lầm nếu nhắc tới văn hóa doanh nghiệp mà không có Google. Trong nhiều năm trở lại đây công ty rất nổi tiếng. Các buổi ăn miễn phí, hoa hồng tài chính, kỳ nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, phòng Gym… và nhiều điều tuyệt vời khác.
Các nhân viên tại đây được biết đến như những người tài năng xuất chúng hàng đầu thế giới. Bởi Google phát triển mạnh mẽ nên doanh nghiệp ngày càng mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại các quốc gia. Tuy nhiên, việc giữ vững văn hóa ở trụ sở chính cũng vì vậy mà trở nên khó khăn.
Thế nhưng, Google vẫn có phản hồi từ nhân viên rằng họ bị stress bởi làm việc ở môi trường cạnh tranh cao. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp chưa giúp họ cân bằng giữa cuộc sống vẫn công việc.
Bài học rút ra: Ngay cả văn hóa tốt nhất cũng có thể thay đổi nhằm đáp ứng lợi ích phát triển của công ty. Văn hóa thành công sẽ giúp doanh nghiệp phát triển.
Văn hóa doanh nghiệp Facebook
Tương tự như Google, Facebook là một trong những doanh nghiệp phát triển với văn hóa độc nhất. Đồng thời, công ty cũng cung cấp đồ ăn, không gian làm việc mở, bàn luận trực tiếp, giặt là tại văn phòng… giúp nhân viên học hỏi, phát triển.
Facebook là một trong những doanh nghiệp phát triển với văn hóa độc nhất
Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng vướng vào vấn đề tương tự như môi trường cạnh tranh dẫn tới tình trạng stress. Dường như cấu trúc của tổ chức tiền về tự do hơn, thân thiện sẽ thành công ở công ty nhỏ hơn so với doanh nghiệp lớn.
Để có thể đối mặt với thách thức kể trên, Facebook xây dựng nhiều toàn nhà riêng, phòng hội thảo và khu vực ngoài trời vào giờ nghỉ. Đặc biệt, lãnh đạo(kể cả CEO Mark Zuckerberg) đều làm việc ở văn phòng cùng những nhân viên khác. Nhằm tạo sự công bằng, minh bạch trong cạnh tranh.
Bài học rút ra: Môi trường cạnh tranh thường có 2 mặt xấu và tốt. Giải quyết điểm yếu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và thành công.
Văn hóa công ty Twitter
Nhân viên của công ty Twitter không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời. Môi trường giúp đỡ lẫn nhau, cuộc họp được tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện. Đặc biệt mỗi cá nhân đều cảm thấy mình là một phần quan trọng trong tầm nhìn phát triển chung.
Tuy nhiên, nhân viên của doanh nghiệp ở trụ sở chính tại San Francisco được cung cấp bữa ăn miễn phí. Đồng thời, có những kì nghỉ không giới hạn, lớp dạy Yoga…. Thậm chí nhân viên còn cảm giác rằng mình đang làm việc với những bạn thông minh, nhạy bén.
Bài học rút ra: Môi trường làm việc cởi mở, thân thiện chính là nền tảng giúp văn hóa công ty ngày càng vững chắc.
Văn hóa công ty Chevron
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp nổi tiếng tiếp theo là Chevron. Đây là một trong những doanh nghiệp nổi tiếng vì văn hóa giúp đỡ. Nhân viên tại đây luôn đề cao công ty bởi ở đó họ được chỉ bảo và hướng dẫn tận tình.
Chevron là một trong những doanh nghiệp nổi tiếng vì văn hóa giúp đỡ
Chevron thể hiện sự quan tâm đến nhân viên bằng cách cung cấp trung tâm fitness ở trụ sở công ty và sở hữu thẻ thành viên dài lâu. Bên cạnh đó là chương trình về sức khỏe như huấn luyện, massage cá nhân.
Hơn nữa, trong quá trình làm việc công ty xây dựng giờ giải lao ngắn. Các hành động kể trên khiến nhân viên cảm thấy mình được quan tâm cũng như có giá trị.
Bài học rút ra: Văn hóa công ty không cần phải có bia hay bàn bóng bàn miễn phí. Đơn giản nhân viên chỉ cần cung cấp tiện ích về sức khỏe, sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm với nhau.
Văn hóa của doanh nghiệp SquareSpace
SquareSpace thường xuyên nằm trong danh sách nơi đáng để làm việc tại phố New York. Văn hóa của doanh nghiệp là “phẳng, mở, sáng tạo”. Phẳng tức là hầu như không có hoặc ít tầng chỉ đạo giữa quản lý và nhân viên.
Hình thức tiếp cận này rất phổ biến trong giới startup và sẽ khó khăn hơn. Nhằm duy trì tốt, ổn định nếu doanh nghiệp phát triển lớn hơn.
Doanh nghiệp cung cấp nhiều lợi ích cho các nhân viên của họ. Điển hình như bữa ăn thay đổi, 100% bảo hiểm sức khỏe loại tốt, bữa ăn khác nhau, kỳ nghỉ trong năm, bữa tiệc hàng tháng…. Các ưu điểm kể trên là văn hóa SquareSpace hướng đến. Điều này giúp nhân viên làm việc hiệu quả nhất.
Bài học rút ra: Nhân viên sẽ thấy lời nói của mình có trong lượng nếu không bị quản lý quá vì nhiều tầng lãnh đạo. Sự tự do cho phép họ có khả năng độc lập tư duy cũng như sáng tạo nhiều.
Văn hóa của công ty Southwest Airlines
Thông thường, công nghiệp hàng không bị đánh giá đội ngũ CSKH cộc cằn và tệ hại. Thế nhưng, Southwest Airlines ngược lại hoàn toàn.
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp được nhận xét rằng nhân viên cởi mở, thân thiện
Các khách hàng trung thành của hãng này nhận xét rằng nhân viên cởi mở, thân thiện. Đặc biệt, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ cũng như giải quyết mọi khó khăn bạn gặp phải.
Văn hóa không phải thứ gì đó quá mới mẻ, công ty hoạt động hơn 43 năm. Mặc dù vậy ở góc độ nào đó doanh nghiệp đã truyền tầm nhìn lẫn mục tiêu vào nhân viên. Nhằm giúp họ hiểu giá trị mang lại cho quý khách hàng.
Bên cạnh đó, công ty Southwest Airlines cho phép nhân viên làm mọi thứ để khách hàng cảm thấy hạnh phúc. Thông qua đó, đạt chiến lược văn hóa của doanh nghiệp.
Bài học rút ra: Những công ty nền truyền đạt tầm nhìn lẫn giá trị đem lại cho khách hàng để nhân viên thấu hiểu.
Văn hóa doanh nghiệp Adobe
Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp cuối cùng là Adobe. Đây là một trong những đơn vị có văn hóa tạo ra thách thức cho nhân viên bằng dự án khó. Sau đó, công ty đưa ra hỗ trợ cần thiết giúp họ hoàn thành.
Adobe có văn hóa tạo ra thách thức cho nhân viên bằng dự án khó
Đồng thời, Adobe cung cấp cả lợi ích lớn như những công ty khác. Doanh nghiệp tập trung vào việc tránh chiến thuật quản lý nhỏ lẻ để giúp nhân viên có thêm niềm tin rằng mình sẽ làm tốt.
Sản phẩm của công ty là thiên về sáng tạo. Chỉ khi Adobe tránh kiểu quản lý chi tiết, theo sát nhân viên liên tục bằng KPIs họ mới cảm thấy tự do, tạo sản phẩm hoàn hảo. Tuy nhiên, doanh nghiệp không dùng thang điểm đánh giá năng lực của các nhân viên.
Người quản lý có vai trò hỗ trợ cũng như cho phép họ đặt mục tiêu và bảo đảm đạt được chúng. Hơn nữa, nhân viên được phép tặng hoặc mua cổ phần của những doanh nghiệp khác. Không những vậy, khóa đào tạo tổ chức thường xuyên giúp họ có thêm kỹ năng phát triển.
Bài học rút ra: Đặt niềm tin vào nhân viên là văn hóa tốt đẹp giúp doanh nghiệp phát triển rực rỡ trong dài hạn. Vì nó sẽ tạo ra con người độc lập và tự chủ.
Kết luận
Rất nhiều doanh nghiệp cung cấp lợi ích giống như khi bạn trở thành thành viên. Mặc dù vậy vẫn tồn tại điểm khác biệt lớn trong phương pháp vận hành, có hoặc không phù hợp với mình.
Văn hóa công ty tốt nhất là giúp nhân viên cảm thấy được chào đón và an toàn, thoải mái. Thay vì tạo cảm giác khó chịu khi làm việc. Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi giúp bạn nắm rõ văn hóa doanh nghiệp là gì và các ví dụ về văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến Vuiapp.vn để được giải đáp tận tình.